Kon Satoshi

Perfect Blue-Màu của ảo giác

Anime R18+: bạo lực, giết người hàng loạt, có chút hình ảnh tình dục mang tính giải thích.

Anime dành cho người trưởng thành, xem hấp dẫn, cũng khá thú vị vì tính ảo giác đa nhân cách mà phim tạo được. Thích cách thể hiện nhiều hơn nội dung phim, vốn dĩ nội dung này cũng chẳng phải để thích thú gì, giết người thì có gì đâu mà thích, tuy nhiên thích cách tung hỏa mù của phim này ghê gớm dù đoán trúng phóoc ngay từ đầu thủ phạm. Sở trường của Satoshi Kon là đan cài các tình tiết thực hư, đủ để người ta rối lên trong ma trận do anh tạo ra nhưng không bắt người ta phải day dứt vì mấy vụ án do anh tạo nên. Mấy phim dạng này xem xong khỏe, chẳng bức bối vì mấy màn tưởng tượng bạo lực của ông đạo diễn nào đó bắt người xem day dứt vì trí tưởng tượng của ổng. Thôi dẹp đi, chẳng ai rảnh hơi đâu mà day dứt trong trạng thái kịch tính phân tích nửa nạc nửa mở của mấy vị đạo diễn đó, muốn day dứt, muốn đau cùng nhân vật thì phải cho người xem hiểu họ ngay từ đầu và lý giải nó chứ không phải kích thích trí tò mò người khác xong cho đã rồi bắt người ta day dứt, còn quý vị ngồi trên bảo nghệ thuật là phải thế này thế kia. Người xem bị kích thích trí tò mò nên tập trung vào tình tiết phim nhiều hơn tâm lý nhân vật thì đồng cảm nỗi gì. Và vì thế tôi thích những phim nhập nhằng đơn giản chỉ để nhập nhằng, miêu tả cách thức giết người chỉ để thể hiện tính hồi hộp nhiều hơn là để thể hiện sự độc ác gì gì đó của con người. Giết người có nhiều cách, nhiều mục đích giết và tôi thích tìm hiểu mục đích đó nhiều hơn là nhìn cách mà người ta đâm chém, bắn tỉa nhau. Giết người vì chính nghĩa hay giết người vì tà đạo thì cũng là giết người, cũng ác ngang nhau cả thôi, nên thôi khỏi bàn đến nỗi đau gì ở đây, bàn đến cảm giác hoang mang trong ảo giác mà Satoshi Kon tạo dựng rất tài tình trong trọng tâm bàn đến vấn đề đa nhân cách của anh. Continue reading

Categories: Kon Satoshi | Tags: , | 1 Comment

Tokyo Godfathers

Ồ phim về gangster, có gangster. Nhưng gangster không phải là nhân vật chính, nhân vật chính là ba người dân vô gia cư và hành trình tìm kiếm cha mẹ cho đứa bé bị bỏ lại giữa đống rác. Họ, một ông đủ già để hai thứ tóc nhưng chưa lụm khụm, một cô bóng choen choét răng đã rớt cũng chuẩn bị lụm khụm và một con bé bỏ nhà bụi đời ngỗ ngược. Họ chẳng có gì ngoài cái bất cần của người vô gia cư vì chẳng có gì phải giữ gìn nữa, nhưng họ có tình người, cái tình người không tô son trét phấn, cái tình người của những con người bần hàn muốn tỏa hơi ấm bao bọc cho một sinh linh còn thê thảm hơn họ, họ đấu tranh giữa ý muốn và khả năng ấy một cách trực diện nhất. Câu chuyện đầy tính trào phúng về cuộc đời, tính trào phúng khiến con người cười ngậm bồ hòn làm ngọt mà vị đắng nghèn nghẹn cổ họng. Những con người ấy được Satoshi Kon tạo nên không phải để chúng ta khóc thương cho họ, cũng không phải để ta ca ngợi họ, mà để chúng ta hiểu về họ, và hiểu về bản thân với địa vị mà mình có cùng suy nghĩ của chính mình.

Phim của Satoshi Kon không bao giờ kém tính hấp dẫn, vì vậy nên dù viết về những con người hẩm hiu nhưng không đời nào ướt át kiếm nước mắt mùa thu, toàn phim là hành trình phiêu lưu của ba con người trên con đường vô tình hà hơi ấm cho chính bản thân và những người xung quanh. Ở Nhật người ta thường tránh nói về người vô gia cư vì đây là một vấn đề tế nhị, và Satoshi Kon cũng chỉ tả lại những con người vô gia cư như một hiện thực và chấp nhận việc đó như một hiện thực tất yếu, điều anh tập trung là tính người của con người thuần túy, của con người không có gì đủ để bàn đến những giá trị xa xỉ  hình thành đẳng cấp trong xã hội ngày nay. Hành trình của phim bắt đầu bằng sự thiếu thốn và ước muốn bù đắp ước muốn bất khả thi của cô bóng muốn có cảm giác làm mẹ để ôm ấp đứa bé vào lòng, để được thỏa nguyện một ước mơ trái sinh học nhưng rất tự nhiên. Và chính cách ôm ấp vào bản thân một hình bóng người mẹ cho đứa trẻ bơ vơ khóc ré tạo nên cuộc hành trình ngẫu nhiên của bộ ba những kẻ cù bắt cù bơ tìm kiếm một mái ấm cho sinh linh bị bỏ lại. Continue reading

Categories: Kon Satoshi | Tags: , | Leave a comment

Paprika-Kẻ trộm giấc mơ

Papurika

Paprika là một câu chuyện điện ảnh biễu diễn giấc mơ. Satoshi Kon thỏa sức thể hiện trí tưởng tượng của mình mang lại hình ảnh độc đáo về giấc mơ của người muốn điều khiển chúng. Mơ tức không phải thực, dĩ nhiên là thế, nhưng mơ phản ánh thế giới thực tại theo cách bù đắp hay bổ khuyết thế giới riêng của vô thức vào ý thức. Và giấc mơ là một phần tất yếu của cuộc sống mỗi người, nơi con người giải tỏa trí tưởng tượng vô giới hạn để bay bỗng thay vì ràng mình trong những giới hạn chằng chéo ngoài đời thực. Tả lại giấc mơ không phải là dễ, vì tả lại sao cho thực như giấc mơ, mà vốn dĩ giấc mơ là trạng thái hư chẳng ai đủ thời lượng để ghi nhớ cặn kẽ được, chỉ là chập chờn in trong tâm trí mà thôi. Tả lại giấc mơ là công việc sử dụng hình ảnh miêu tả lại cảm giác chớp nhoáng đến, rồi chớp nhoáng đi. Giấc mơ vốn dĩ không liên tục một cách lớp lan bao giờ, giấc mơ có những gián đoạn đứt gãy, diễn ra những hành động bất ngờ, chuyển cảnh của giấc mơ cũng vô cùng chớp nhoáng với trật tự đảo lộn, thế giới hỗn mang với những hình ảnh biểu tượng choáng ngợp tâm trí của thế giới thực lưu vào thế giới mơ.

Điểm đặc sắc nhất của Paprika chính là cách thể hiện giấc mơ và chuyển cảnh của giấc mơ được Satoshi Kon biểu diễn chân thật, vô trật tự, bất ngờ và đầy ngẫu hứng tạo được áp lực khi mơ, áp lực đè nén lẫn thỏa vọng với giấc mơ mà mỗi con người trãi nghiệm. Giấc mơ trong Paprika không khó đoán vì yếu tố mà Satoshi Kon chú trọng và tập trung là lý giải để khám phá giấc mơ khi để con người khám phá bản thân và những người xung quanh. Con người trong những tình huống cấp bách, nguy hiểm điệp trùng khám phá và hiểu rõ hơn ý nguyện của bản thân, cũng như suy nghĩ của người khác theo cách thức thú vị: sống thật trong mơ. Dù cho Satoshi Kon có chú trọng biễu diễn giấc mơ với những khuôn hình như thế nào đi nữa thì anh cũng không quên miêu tả lại cuộc sống và cảm xúc thật của mỗi nhân vật trong dư vị ngọt ngào của chữ Tình loáng thoáng. Hành trình tìm kiếm được những giá trị thật sự trong khi mơ là một góc nhỏ được Satoshi Kon chú trọng như đích đến của cuộc hành trình mà anh để khán giả đi cùng, một góc nhỏ vừa vặn đủ để không khoét sâu vào những ám ảnh thực –hư, nhưng cũng không phẳng lỳ chỉ thể hiện được bề mặt câu chuyện đấu đá vì những lý do chỉ có trong mơ. Continue reading

Categories: Kon Satoshi | Tags: , | 4 Comments

Millennium Actress – Khát vọng mãi miết chập chùng

Bộ phim là một cuộc hành trình kiên định của nữ diễn viên Fujiwara Chiyoko để đi tìm tia lửa soi sáng trái tim trong một đêm tuyết rơi.

Trãi suốt chiều dài phim là sự mòn mỏi tìm kiếm một dấu vết của thời khắc đam mê tuổi trẻ bùng nổ… Mơ ước, khao khát, thậm chí là lý tưởng hòa quyện với nhau tạo thành động lực ra đi để tìm kiếm những giây phút cảm xúc thăng hoa lỡ đứt đoạn. Khao khát chinh phục ao ước của cô gái 16 tuổi chính là chiếc chìa khóa mở ra định mệnh của một cuộc đời đeo trên cổ một chiếc chìa khóa ‘’mở ra điều quan trọng nhất’’ .

Cuộc hành trình đầy gian truân bắt đầu không chỉ bởi cảm tình mới chớm của cô gái còn quá trẻ mà còn bắt đầu bởi ước ao tự do thực hiện mong muốn của chính mình lên chính cuộc đời mình. Ước ao tự do phá vỡ những quy tắc của cuộc đời và bản lĩnh nắm chặt cơ hội để thực hiện ước mơ đã giúp Chiyoko băng qua những khó khăn đến với cuộc tìm kiếm chông chênh hy vọng này… Continue reading

Categories: Kon Satoshi | Tags: , , | Leave a comment

Blog at WordPress.com.