Wong Kar-Wai

Nhất đại tông sư – Khi tình yêu không thể cứu rỗi số phận

Số phận không hẳn chỉ dành để nói về đời người!

Như tôi đã khẳng định Vương Gia Vệ làm phim xã hội đen aka giang hồ dở, Nhất đại tông sư mảng giang hồ không thoát khỏi nhận định quả tạ đó, quả là dở thật, chẳng có cái gì gọi là đáng để bình luận cả. Bởi với cách kể chuyện như tiểu sử, nhưng lại không “thay đổi” cuộc đời Diệp Vấn của Vương Gia Vệ thì rất khó để dựng nên một bản phim hay-về Diệp Vấn. Có cái gì đâu mà viết, bởi vì cuộc đời Diệp Vấn tính ra cũng trọn vẹn rồi, nên chẳng có tính điện ảnh để những thước phim thăng hoa. Vương Gia Vệ, đạo diễn già nghề nhưng lại vơ vào một cốt truyện khó có thể tạo nên chất điện ảnh nên vì thế anh lại phải mất công đi tìm tính điện ảnh mà anh mê mẩn bởi cuộc đời của một nhân vật mà anh có thể thỏa sức tưởng tượng, thế nên Chương Tử Di có số hên, được hẳn Lương Triều Vỹ làm nền cho vai diễn của cô, nhân vật Cung Nhị của cô là nhân vật có sức nặng nhất của phim.

Thôi thì ta tính cuộc đời Diệp Vấn trong Nhất đại tông sư đẹp bởi vì ký ức về tình cảm dở dang với Cung Nhị – một cao thủ mang nặng nợ giang hồ, người con gái tài hoa đi ngang qua và nép lại bên lề con tim Diệp Vấn khi vị tông sư lang bạt giang hồ. Đôi lúc cuộc đời đẹp được hình dung bằng ký ức, tôi nghĩ có lẽ ý tưởng của dạo diễn họ Vương là như thế, bởi vì ký ức tạo nên màn sương khiến cảm xúc ẩn nấp vào lòng nó, rồi khi nào đó sẽ trở thành hoài niệm vương màu dĩ vãng, đặc biệt khi đó là ký ức về cuộc đời của một người con gái đã dành cả tuổi hoa niên thương nhớ về một chiếc bóng đàn ông. Tình yêu của họ vương chút nuối tiếc bởi vì số phận đã chẳng thể bên nhau, một tình yêu muộn màng nên để lỡ nhịp hai trái tim sóng đôi.
Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , | 9 Comments

My blueberry nights – Những đêm tím trời

Biết viết cái gì đây, trời tím với trời xanh?
Biết viết cái gì đây, hỡi đêm với ngày?
Chả biết viết về cái gì cả, nên thủ thỉ với tình yêu, dù lòng dạo này đã bình yên…

Sóng đã lặng, tình đã yên và người đã thôi khắc khoải để chìm vào những bình yên quá vãng, không cưỡng cầu, không còn thao thức, càng không hoài vọng và nhung nhớ xa xăm. Thế nên, những đêm tím trời đã không còn mang những thương yêu thoảng hương tơ tưởng. Thế nên, những dấu yêu xưa cũ đã thôi chất chứa mà chìm đắm giữa mù khơi, mù khơi trùng trùng mù khơi.

Nơi ấy người làm gì mặc người, nơi này tôi làm gì mặc tôi. Ngáp ngắn ngáp dài giữa buồn chán nhưng thảnh thơi. Đời tự do vốn sướng rơn người vì được thỏa sức tự do, được thỏa sức mặc kệ và được thỏa sức ngao du vào sự lười biếng êm đềm như kẹo bông gòn tan trong chiếc lưỡi the ngọt.

Tình ơi, có còn là tình không? Khi người yêu tình đã rảnh rỗi hóa nông nổi viết về hư không sau khi tình đi?

My blueberry nights mang đến cho tôi chính cái cảm giác thảnh thơi ấy, dù nó là một phim viết về điệp trùng tình yêu. Yêu nhiều nên người ta khổ nhiều, thì hết yêu là hết khổ, cứ quảy gánh bỏ đi chả cần từ biệt để mặc tình buông trôi.
Continue reading

Categories: English movies, Wong Kar-Wai | Tags: , | Leave a comment

Vượng Giác tạp môn & Đọa lạc thiên sứ

Vượng Giác tạp môn có nội dung kể về chuyện tình của Hoa (Lưu Đức Hòa) với Nga (Trương Mạn Ngọc). Chuyện tình giữa đại ca xã hội đen và cô em họ bắt đầu bằng chuyện em ở nhờ nhà anh để chữa trị bệnh. Sau đó tất nhiên là lửa gần rơm thì anh em họ chuyển thành anh em thôi. Tôi thích những chi tiết nhỏ trong phim, những chi tiết tinh ý để câu chuyện tình yêu bắt đầu như cách đạo diễn để Hoa toàn mặc quần xà lỏn trước mặt cô em họ, kiểu tự nhiên này bây giờ ít gặp nhưng ngày xưa thì không thiếu, và chính vì cách họ tự nhiên như vậy nên bắt đầu tình yêu cũng tự nhiên như thế. Tôi cũng thích cách để Nga nấu cơm cho Hoa, không cần nhiều hành động, mà chỉ là một điểm lạ trong cuộc sống của tay đại ca xã hội đen khi một vài ngày hắn có bóng phụ nữ trong căn nhà là đủ để tạo nên dấu ấn của tình yêu. Tình yêu bắt đầu đơn giản như thế, nhưng tất nhiên câu chuyện không đơn giản như vậy, vì đây là phim của Vương Gia Vệ.

Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , , , | 4 Comments

A Phi chính truyện: Chuyện khi người bị bỏ rơi bỏ rơi

Phân đoạn người tình một phút của phim, một phút bằng nỗi nhớ một đời…

Người ta nói kẻ tự do thường cô độc. Hắn đi ngang cuộc đời người khác rồi để mặc người đó đau. Hắn biết người kia đau nhưng mặc kệ. Bởi hắn nghĩ đời vốn vẫn tồn tại nỗi đau như thế. Hắn chấp nhận nỗi đau là hiển nhiên để bắt đầu, và để kết thúc một chuyện tình. Hắn không phụ tình, không bao giờ nói chia tay với người đàn bà của hắn, chỉ là không bao giờ đáp ứng nguyện vọng lâu dài của đối phương mà thôi, và để họ chọn bỏ rơi hắn lại trên đường đời…
bởi đời vốn có gì là lâu bền?
Tình bao lâu sẽ cạn?
Hạnh phúc bao lâu sẽ vơi?
Vĩnh viễn là bao lâu?
Thì thôi hắn chẳng bắt đầu lâu bền để thôi kết thúc bền lâu.
Hắn nghĩ như thế. Hắn bỏ lại tất cả ước cầu của đời người bình thường, nên hắn là người không bình thường.
Sống bất thường, nên yêu bất thường.
Tình yêu chỉ để khỏa lấp đêm đen đỡ bứt rứt, và đỡ buồn. Hắn cứ sống cho đỡ buồn nên cuộc đời chỉ vui chốc lát. Hắn lạc lõng đến cô độc nên cô độc đến lạc lõng. Không ai có thể mở lòng hắn khi hắn cố khép chặt để lang bạt cuộc đời lang bạt.
Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , , | 11 Comments

Đông tà Tây độc: Biết tìm đâu ký ức mùa sa mạc úa cát vàng bay?

Người ta đi tìm khi người ta không có, hay vì người ta đã có?
Có lẽ là cả hai, bởi vì người ta biết rằng mình phải đi tìm thứ chưa có hoặc thứ sẽ mất. Ở Đông tà Tây độc là những chuỗi dài tìm kiếm như thế, nối tiếp nhau giữa những quãng đời tượng trưng đầy mộng ảo. Nơi gió sa mạc là những ngày cát úa bay ngang lưng trời trong ký ức miên man rơi…
Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , , , | 13 Comments

2046: Mọi ký ức đều vương dấu lệ rơi?

2046 gánh trên vai nỗi buồn phiền hạn kỳ của Vương Gia Vệ. Phim trãi suốt cuộc đời của Châu Mộ Văn sau khi để lỡ một Tô Lệ Trân, và đi tìm một Tô Lệ Trân trong hình bóng những người đàn bà khác. Hoài vọng và dang dở về quá khứ lẫn tương lai, là Châu Mộ Văn hay tấm lòng sầu muộn về một điều đã mất, và sắp biệt tăm trên từng con số đếm hướng về mốc 2046 đứt đoạn…

Như Vương Gia Vệ nói, Days of being wild hay In the mood for love là một chương trong 2046, nên 2046 khác hai phim trên, nhưng gói trọng điểm hai danh phẩm ấy lại nơi hồng tâm trăn trở nối dài nhau ở chữ tình gắn kết với quá khứ. Và quá khứ trong 2046 là những dấu lệ chờn vờn ánh mắt chực chờ lăn dài gò má, xông xênh bật khóc ngã gục vào bi kịch quá khứ mờ sương. Bởi vì người ta yêu những gì không thể có, và bởi vậy chẳng thể có điều mà mình yêu.
Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , , | 3 Comments

Xuân quang xạ tiết: ai là Izugazu cuốn đi? ai là Les Eclaireurs ở lại?

Có lẽ phim Vương Gia Vệ luôn gắn với một quá khứ nào đó, xa xăm trong anh rồi bất chợt ùa về trở thành cảm hứng để khai khoáng nó thành những thước phim ngập đầy nhớ quên. Người ta thường nói, quá khứ hạnh phúc hay quá khứ đau khổ, nhưng với Vương Gia Vệ, có một quá khứ đã là hạnh phúc, mênh mang và ngập trắng cõi lòng những đêm lang bạt chốn xa vời. Bài không tên số 4 của Vũ Thành An có câu hát thương cho một đời người: đời con gái cũng cần quá khứ, mà em tôi chỉ còn tương lai. Có thể Vũ Thành An cá thể hóa một đời con gái, nhưng nói chung lại thì đời người ai cũng cần quá khứ, để vỗ về những đêm trống trãi miên man tự cõi lòng…
Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , , , | 17 Comments

In the mood for love: …dang dở vĩnh cửu…

In the mood for love

...là những trăn trở xếp chồng vầng trán…

…là những dày vò quấn vòng con tim…

…là những khắc khoải lan tỏa ánh mắt…

Tình yêu là liều thuốc độc cực mạnh thì cũng lại là loại thuốc giải công hiệu nhất những trăn trở, dày vò lẫn khắc khoải trong con người. Nếu tình yêu lấy đi sức sống mang phản bội đeo gông kiềng khóa con người lại trong đau khổ, thì chính tình yêu sẽ thổi làn mưa sinh khí lên gò trái tim cằn cỗi héo hắt những lúc tận cùng cô đơn…
Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , , , | 8 Comments

Blog at WordPress.com.