Chinese dramas

Tiểu Chiêu – Nắng Ba Tư có vơi sầu mịt mù Trung Thổ?

htn1

Trong Ỷ thiên đồ long ký, tình yêu của Tiểu Chiêu dành cho Trương Vô Kỵ là điều làm tôi cảm động nhất. Có lẽ bởi vì duy nhất Tiểu Chiêu là người con gái đã yêu Vô Kỵ như là chính Vô Kỵ, và đã yêu với một tấm lòng thuần chân dịu dàng nhất so với các nữ nhân còn lại.

Không là Triệu Mẫn vượt nghìn trùng cách trở để chinh phục chàng Trương đào hoa. Không là Chu Chỉ Nhược yêu đương nhiều hận oán để rồi từ bỏ người tình. Không như Hân Ly yêu một Vô Kỵ qua hình ảnh A Ngưu hư mộng của quá khứ. Tiểu Chiêu yêu Trương Vô Kỵ bởi chàng trai ấy choáng ngợp cô bằng hình ảnh hiện tại trai tráng oai hùng xen trong dịu dàng.

Tiểu Chiêu đã sống chết bên Vô Kỵ ngay lần đầu gặp gỡ trong địa đạo tại đỉnh Quang Minh. Chính cuộc gặp gỡ ấy đã gắn định mệnh vào tấm lòng nhi nữ giấu giếm thân phận. Để rồi tình yêu nảy sinh hồi nào cũng chẳng biết trong lòng cô gái trẻ đã lần đầu biết ngưỡng mộnhớ nhung. Tiểu Chiêu đến bên cạnh Vô Kỵ không phải lúc chàng trai ấy còn quá non nớt, nhưng cũng chưa phải đã là một anh hùng vang danh thiên hạ. Cô gái đã đến bên cạnh một chàng trai cô chưa biết được điều gì, cả quá khứ và tương lai, chỉ biết rằng hiện tại khi mà chàng trai ấy có cả sự mạnh mẽ lẫn yếu đuối, có sự tự tin nhưng cũng kèm theo đó là sự bất lực. Sự bất lực mà ở nơi đó, tại thời điểm đó, cô là người duy nhất có thể giúp đỡ và giải thoát để cả hai con người đồng cảnh ngộ buộc phải trông cậy vào nhau vượt qua hoàn cảnh nguy hiểm trùng trùng. Và có lẽ khoảnh khắc ấy đã tạc hình ảnh Vô Kỵ vào con tim cô gái lần đầu biết yêu, biết tin cậy, cũng như biết hy sinh. Continue reading

Categories: Books, Chinese dramas | Tags: , | 2 Comments

Lan Lăng vương – Tình yêu thiên mệnh

llv

Có kẻ cũng lâu rồi không xem phim dài tập của Tàu. Nhưng có kẻ lại nhớ kiếm hiệp quá mà tìm mãi chẳng ra phim nào nên hồn nên xem đại cổ trang Lan Lăng Vương. Và có kẻ lỡ thích Lan Lăng Vương mất rồi.

Tôi bỏ lơ qua cách dẫn dắt và thiết kế tình huống ba xu ngôn tình chỉ để nắm bắt ý tưởng mà tôi thích thú: thiên mệnh. Tự giới thiệu, tôi là một kẻ duy tâm ở tầm … vĩ mô. Nên tôi tin vào số mệnh, vào ý Trời. Có những chuyện khoa học chưa thể giải thích được, và tôi tin là do con tạo xoay vần, do những quy luật cân bằng riêng của tự nhiên hiện vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta.

Thiên mệnh là một cái gì đó mơ hồ nhưng lại bao trùm lấy con người. Bao trùm lấy số mệnh, và bao trùm lấy cả duyên yêu. Trong Lan Lăng Vương, tác giả đã miêu tả lại số mệnh như một dấu phong ấn mà con người ta chỉ có thể giải bằng những đánh đổi đắc địa với tất cả yêu thương. Continue reading

Categories: Chinese dramas | Tags: | 4 Comments

Tiếu ngạo giang hồ 2013

Nào đâu còn là Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung?
Nào đâu còn là một Lệnh Hồ Xung say đời?
Nào đâu một câu chuyện tiêu bồng?

Vu Chính đã xào nặn Tiếu Ngạo giang hồ thành những câu chuyện tình yêu, với trung tâm là Lệnh Hồ đẹp trai và vui đời. Thì tôi cũng rảnh rỗi xem câu chuyện của cậu Lệnh Hồ đẹp trai và đào hoa, với hy vọng chuyện tình yêu sẽ dẫn dắt bản thân về hương yêu còn e ấp như nhụy còn ẩn trong nụ hoa.

Đừng bàn về thế thái nhân tình, đừng bàn về quân tử – tiểu nhân, cũng xin đừng bàn về thủy chung và vương vấn. Tôi chỉ muốn nói về mối tình Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài trong bộ Tiếu Ngạo 2013, với những dấu yêu giữa những giai nhân giang hồ, Đông Phương Bất Bại và Lệnh Hồ Xung, mối tình đứng giữa hai thái cực và những dở dang. Bởi vì cuộc đời cả hai đã chẳng gặp nhau đúng thời điểm để cả hai có thể bên cạnh nhau, nhưng tạo hóa lại ưu ái ban tặng cho cả hai những áng kỷ niệm long lanh ánh mắt những kẻ yêu nhau.
Continue reading

Categories: Chinese dramas | 34 Comments

Lan man

Continue reading

Categories: Chinese dramas, Chinese movies | Tags: , | 4 Comments

Quỷ luyến hiệp tình – Kiếm hiệp thơ

Như đã hứa, tôi trở lại với Sở Lưu Hương, ngay tắp lự sau bài viết Đào hoa truyền kỳ.

Nghe cái tên Quỷ luyến hiệp tình thấy chút ma quái. Công nhận anh Cổ Long đặt tựa hay, bay bay và mang mang để người đọc phiêu phiêu. Cái tựa trong truyện Cổ Long cũng như nội dung truyện mang đậm tính thơ. Chúng như một cơn gió nhè nhẹ lướt thướt qua cảm quan của khán giả, để rồi khiến người ta vương mang. Ờ thì hôm nay tôi nói về tính thơ trong truyện Cổ Long một chút.

Trước tiên phải nói tính thơ trong truyện Cổ Long chính là … thủ phạm khiến bao bận phim chuyển thể chả ra mô tê gì đấy. Thơ, tức là không thể diễn xuôi mà vẫn giữ lấy cái hồn túy của tác phẩm được. Phải chăng thơ đơn giản là chút ngơ ngơ, thoáng đơ đơ, tí bơ bơ và … quơ quơ nên sơ sơ? Hay thơ là đời lơ khơ nên tất cả kết lại bằng chút bơ vơ…? Trời ơi, thơ là thơ, là phơ phơ để được mơ mơ giữa cuộc đời, tôi diễn tả bằng cách nào cái tình thơ lơ tơ mơ đây! Diễn tả làm sao cái sự thi vị của những cảm xúc thấp thoáng ẩn hiện để rồi chúng cô độc lang thang trong trái tim của chúng ta đây. Thôi, không diễn tả nữa, ai hiểu sao thì tùy, diễn dịch tiếp đây.
Continue reading

Categories: Books, Chinese dramas | Tags: , , , | 4 Comments

Đào hoa truyền kỳ – Kỷ niệm lãng du

Sở Lưu Hương thì nổi tiếng rồi, gần như là nhân vật được yêu thích nhất trong loạt truyện của Cổ Long. Và không nằm ngoài trong làn sóng yêu thích ấy, tôi cũng khoái nhân vật Sở Lưu Hương. Tôi thích cái gã được Cổ Long tô vẽ để tạo nên hư ảnh chấn danh thiên hạ, thích tính phong lưu đẹp đẽ mà gã nặng mang. Tưởng tượng thì không nên có giới hạn, thế là Cổ Long tưởng tượng để vẽ nên một Sở Lưu Hương rất đẹp, đẹp đến ngoạn mục từ hình ảnh đến tính cách. Cái cách Cổ Long cách tân tính cách của nhân vật võ hiệp truyền thống đã tạo nên khí chất tượng trưng đắc địa cho những nhân vật của ông đi vào lòng khán giả – theo một cách tinh giản nhất, họ bay cái vèo vào thẳng tim độc giả luôn chứ không có dò dẫm từng bước làm chi mất công. Độc giả nào đã không thích thì ngay từ đầu sẽ chẳng thích, nhưng độc giả nào đã mê thì cứ chết chìm với chất lãng tử của mấy gã đó thôi.

Vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Cổ Long luôn tạo cảm giác mông lung cho người xem.
Chúng sừng sững là vậy, nhưng cứ thấy thấp thoáng.
Chúng vững trãi đấy, nhưng trông cứ cheo leo.

Họ đẹp không phải vì họ đẹp.
Họ đẹp bởi vì họ chả đẹp, thế nó mới đau.
Chính xác, họ đẹp vì họ hư, thế nó mới sầu.

Đấy, họ đẹp không phải vì họ thực nhé, mà họ đẹp vì họ phi thực, chẳng có cái thân thế, công phu và tính cách chi chi gần gần để thấy thực cả, ngoại trừ cảm xúc. Vâng, cái liên hệ tốt nhất đối với các nhân vật trong truyện Cổ Long là cảm xúc, chỉ là cảm xúc, chứ không phải là một cái gì căn cơ triết lý giải thích lòng vòng. Mà cảm xúc thì vô chừng, rất chi là cảm tính nên người mê thì đã mê là quên lối về, người không mê thì đứng ở ngoài chửi người mê là bị lú. Ờ thì lú vì yêu cũng đáng mà, ai khi yêu chả lú lẩn, chứ cứ “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát” thì làm quái gì gọi là yêu được, chỉ là hợp tác yêu đương thôi. “Yêu” rất trừu tượng, càng trừu tượng thì lại càng đẹp, cái đẹp trừu tượng thì rất khó định giá, vì giá nó ở … trên trời. Vì vậy theo tam đoạn luận, tin tôi đi, cái trừu tượng … vô giá. Hãy nắm ngay lấy vẻ đẹp vô giá của tình yêu, nếu có thể :).

Continue reading

Categories: Books, Chinese dramas | Tags: , , , | 6 Comments

Đa tình kiếm khách vô tình kiếm – Hoài niệm một chiều mưa bay

Tôi không bàn về Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm, tôi chỉ cảm khái vài dòng về tình yêu Lý Tầm Hoan trong truyện mà thôi.

Đọc truyện Cổ Long cần sự trãi nghiệm tương đối, ở cả tính chất giang hồ của những con người sống không cần ngày mai, và cả ở kinh nghiệm tình trường lừng khừng và thấp thỏm. Bạn cần yêu đương phóng khoáng một chút, cần lâu lâu phóng đãng một chút để cảm nhận chất say trong văn phong và nội hàm câu chuyện. Bởi truyện của Cổ Long là những câu chuyện về những người say đi trong cuộc đời. Họ là chính họ, không hoàn mỹ để tự tạo cho mình một kết cục viên mãn, họ say một thứ men rượu đậm mùi đời, nồng cay và ngờn ngợn cổ họng khi sống và yêu. Họ mang nặng tâm tư của những con người chưa được toạị nguyện, nhưng chấp nhận chứ ít cưỡng cầu. Họ chẳng phải là lý tưởng, mà là hiện thực của những tuổi trẻ dang dở.

Tôi là kẻ khá tuyệt đối trong tình yêu, đối với tôi yêu không cần phải đắm đuối và nồng nàn êm ấm. Yêu đối với tôi là một niềm tin còn khả năng phát triển, khi mà niềm tin đó tụt dốc – dù với bất cứ lý do gì thì nó đã tan thành tro tàn, ta chỉ nên giữ những cảm xúc đã kết tinh làm hơi ấm kỷ niệm – trước khi nó bị bôi đen bằng những nhập nhằng và lôi thôi. Thế nên tôi hiểu Lý Tầm Hoan và Lâm Thi Âm đôi phần. Tôi hiểu vì sao anh ta phải khổ vậy trên đường tình, khi chắp nối mối duyên cho Lâm Thi Âm và Long Tiêu Vân để rồi cả ba cuộc đời là những mớ lộn xộn vấn vương. Tôi hiểu vì sao cô ấy lại muốn lặng im để thời gian trôi đi. Bởi vì anh ấy và cô ấy là những kẻ tuyệt đối trong tình yêu, những kẻ để tình yêu-đích thực tìm đến mình thay vì đi tìm kiếm và khư khư giữ gìn những cảm nhận ngỡ là tình yêu.
Continue reading

Categories: Books, Chinese dramas | Tags: , , | 11 Comments

Bức tranh định mệnh


Continue reading

Categories: Chinese dramas | Tags: , , | 13 Comments

Blog at WordPress.com.