Posts Tagged With: art

Tèo rồi một giấc mơ bay….

Lâu lâu viết một bài với một cái tựa trống hoắc.

Viết kiểu tê tê cho văn nó phê.

Cho đời nó mê.

Cho tình nó … khê. Continue reading

Categories: English movies | Tags: , | 3 Comments

Nhất đại tông sư – Khi tình yêu không thể cứu rỗi số phận

Số phận không hẳn chỉ dành để nói về đời người!

Như tôi đã khẳng định Vương Gia Vệ làm phim xã hội đen aka giang hồ dở, Nhất đại tông sư mảng giang hồ không thoát khỏi nhận định quả tạ đó, quả là dở thật, chẳng có cái gì gọi là đáng để bình luận cả. Bởi với cách kể chuyện như tiểu sử, nhưng lại không “thay đổi” cuộc đời Diệp Vấn của Vương Gia Vệ thì rất khó để dựng nên một bản phim hay-về Diệp Vấn. Có cái gì đâu mà viết, bởi vì cuộc đời Diệp Vấn tính ra cũng trọn vẹn rồi, nên chẳng có tính điện ảnh để những thước phim thăng hoa. Vương Gia Vệ, đạo diễn già nghề nhưng lại vơ vào một cốt truyện khó có thể tạo nên chất điện ảnh nên vì thế anh lại phải mất công đi tìm tính điện ảnh mà anh mê mẩn bởi cuộc đời của một nhân vật mà anh có thể thỏa sức tưởng tượng, thế nên Chương Tử Di có số hên, được hẳn Lương Triều Vỹ làm nền cho vai diễn của cô, nhân vật Cung Nhị của cô là nhân vật có sức nặng nhất của phim.

Thôi thì ta tính cuộc đời Diệp Vấn trong Nhất đại tông sư đẹp bởi vì ký ức về tình cảm dở dang với Cung Nhị – một cao thủ mang nặng nợ giang hồ, người con gái tài hoa đi ngang qua và nép lại bên lề con tim Diệp Vấn khi vị tông sư lang bạt giang hồ. Đôi lúc cuộc đời đẹp được hình dung bằng ký ức, tôi nghĩ có lẽ ý tưởng của dạo diễn họ Vương là như thế, bởi vì ký ức tạo nên màn sương khiến cảm xúc ẩn nấp vào lòng nó, rồi khi nào đó sẽ trở thành hoài niệm vương màu dĩ vãng, đặc biệt khi đó là ký ức về cuộc đời của một người con gái đã dành cả tuổi hoa niên thương nhớ về một chiếc bóng đàn ông. Tình yêu của họ vương chút nuối tiếc bởi vì số phận đã chẳng thể bên nhau, một tình yêu muộn màng nên để lỡ nhịp hai trái tim sóng đôi.
Continue reading

Categories: Wong Kar-Wai | Tags: , | 9 Comments

Eternal Sunshine of the Spotless Mind – Ký ức của Lãng quên

Nắng vĩnh cửu lấp lánh ký ức trong ngần.

Cái tựa phim đẹp!

Như thơ.

Và như …tình yêu.

Phim cũng đẹp, dẫu không lấp lánh như nắng soi trên mặt biển trong tiết trời rực rỡ, không bóng bẩy như kim sa óng ánh tà áo giới nghệ sỹ,  không nhoang nhoáng như đèn neon phản chiếu ở cao ốc thương mại sáng choang.

Phim chỉ đẹp ở hình ảnh nồng nàn bềnh bồng con sóng lãng mạn chông chênh,

đẹp ở một chút gió hiu hiu se lạnh chuỗi tình cảm âm ấm ngấp nghé đường về.

Thế đã đủ khiến người xem liêu xiêu, vì say cảm giác đắm mình lại trong những xúc cảm phập phồng nhớ thương người dưng, tất nhiên là người dưng có ngãi một thời quấn quýt bên nhau…

Eternal sunshine of the spotless mind là một khúc hát nội tình, một câu chuyện không mới khi kết hợp và pha phối trong chuỗi tình cảm lãng mạn là những giây phút lừng khừng khi hai người yêu bên nhau. Bởi tình yêu muôn đời vẫn là sự hòa quyện giữa những cảm xúc tương phản, hạnh phúc và khổ đau, để hóa thành một nét hoang mang ma thuật khiến người ta si mê.

Continue reading

Categories: English movies | Tags: , , , | Leave a comment

Talk to her – Lênh đênh băng qua giới hạn

Giới hạn, theo tôi định nghĩa, là những rào cản mà người ta nghĩ dù bằng cách nào cũng không thể vượt qua, hoặc không được phép vượt qua do sợ hậu quả mang lại. Đó là một khái niệm tương đối, tương đối với từng người và với từng hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy vượt qua giới hạn cũng là một khái niệm tương đối mà thôi. Khi nhắc đến giới hạn người ta sẽ nhắc đến các ràng buộc, và khi nhắc đến vượt qua giới hạn thì người ta sẽ nhắc đến những phương thức vượt qua ràng buộc trong việc hoàn thành mục đích hành động được giới hạn, hoặc đạp đổ chính giới hạn ấy. Vượt qua giới hạn có thể dẫn đến hậu quả tích cực và/hoặc tiêu cực, tùy theo những tiêu chí ràng buộc khác nhau. Hôm nay viết về Talk to her (tên gốc là Hable con ella) để nói về giới hạn, phần được phim dựng hay nhất, mới lạ nhất khi đề cập đến tình bạn, tình yêu và trên hết là những mảnh tình giữa người với người trong một câu chuyện lắng lòng thoáng chút miên man.

Talk to her được dựng kết hợp tính hiện thực và tính trừu tượng. Hiện thực như mùa thu thay lá xào xạc gió bay, và trừu tượng trong những khao khát yêu thương nồng nàn thẳm sâu. Phim là một câu chuyện về những con người tình cờ biết nhau trước rồi mới quen nhau. Bốn nhân vật chính trong câu chuyện là những con người bình thường với những công việc bình thường. Là Marcos, nhà báo của một tạp chí du lịch, là Lydia, một nữ dũng sĩ đấu bò, là Benigno, một nam y tá trong một bệnh viện tư, cuối cùng là Alicia, một học viên múa ballet. Bốn con người có mối liên hệ với nhau nhờ vào buổi biểu diễn tác phẩm Café Müller của nữ biên đạo múa người Đức trứ danh Pina Bausch. Benigno nhìn thấy Marcos khóc khi xem và ghi nhớ hình ảnh ấy để rồi hai người tình cờ gặp lại nhau tại bệnh viện, nơi Benigno làm việc. Thông qua tâm sự của hai người đàn ông về tình yêu, về sự cô đơn, về hy vọng thì bốn cuộc đời và hai mối tình trở về với hiện tại và quá khứ đan xen, với những khúc mắc lẫn trống trãi hiện lên qua những khác biệt, day dứt và buồn thương.

Nghệ thuật múa có ảnh hưởng đậm nét đến phong cách của đạo diễn, vở Cafe Muller được dùng làm những scene ảnh mở đầu đầy cảm xúc, thứ cảm xúc được đánh thức từ thâm tâm của mỗi con người, không kể họ là đàn ông hay đàn bà. Nội dung Cafe Muller nói đến cảm xúc ương dở của ký ức, của thâm tâm hoài vọng lưng chừng giữa tâm hồn trẻ thơ và tâm hồn người lớn. Những vũ công diễn như hư ảo, như mộng du để thể hiện những nỗi đau và sự lạc lõng của những tâm hồn ngây thơ, nhưng cũng sầu thảm đó. Bằng động tác múa uyển chuyển lướt đi chậm trôi đồng điệu với nhau thể hiện sự mơ hồ bất định giữa chập chùng vật cản. Những điệu vũ mơ hồ vẫn tự do bay đi, và để những điệu vũ ấy được tiếp diễn thì cần có một người tỉnh trí dọn đường – một người lặng thầm bên cạnh sự mơ hồ ảo ảnh, vì thế người ấy lại càng mơ hồ ảo ảnh hơn. Câu chuyện của Talk to her là như thế, là câu chuyện của những con người lặng thầm cuồng nhiệt trong hư ảo hướng về phía hoài vọng thẳm sâu. Những con người tạo nên nỗi nhớ huyền diệu, những nỗi nhớ đi vào lòng người dịu dàng mà cháy bỏng. Và như Pina Bausch luôn tìm kiếm ngôn ngữ thể hiện cho nghệ thuật múa thì đạo diễn nổi tiếng người Tây Ban Nha Pedro Almodovar cũng đi tìm cách thể hiện đắc địa nhất để ôm ngôn ngữ múa vào lòng bộ phim, và đã thành công trong việc tạo nên một tác phẩm đẹp như một vở ballet nồng nàn và da diết trong cảm xúc vấn vương.

Continue reading

Categories: Spanish movies | Tags: , , , | 1 Comment

Kiseki – Phép màu tan đi cho niềm tin trưởng thành

Tựa phim dịch sang tiếng Việt là Phép màu.

kiseki

Kiseki viết về hành trình tìm kiếm phép màu của những người-nhỏ. Tôi gọi là người-nhỏ để phân biệt với người-lớn, và để tránh sử dụng những danh từ đồng nghĩa như trẻ em, trẻ con, trẻ nhỏ, những từ thường bị người lớn áp đặt cách nghĩ chỉ là con nít vào. Bởi thế giới của người-nhỏ là của người-nhỏ, chứ không phải của người lớn.

Phép màu là khái niệm về một thứ vô hình nên không kiểm chứng được. Tôi không thể khẳng định có hay không vì điều đó sẽ đi vào vòng xoáy tranh luận của chủ nghĩa duy tâm và duy vật, điều này rất phiền phức. Tuy nhiên nếu nói về niềm tin-có phép màu thì tôi có thể nói rõ ràng hơn một chút, vì niềm tin-có phép màu thường gắn với những nguời yếu đuối, những người không có hoặc chưa có khả năng cải tạo hiện thực bằng ý chí của mình nên chờ trông một thứ may mắn lớn lao đúng theo nguyện ước rơi xuống trên số phận của mình. Mà may mắn thì có lẽ dễ liên hệ với chúng ta hơn. Ở đây người-nhỏ Koichi cũng cầu mong thứ may mắn lớn ấy đến với gia đình của em, em muốn núi lửa phun trào để mẹ và em bỏ chạy khỏi Kagoshima, sau đó trở về Osaka đoàn tụ với bố và em. Một ước mơ mà lúc bé tôi cũng hay mơ tương tự mỗi khi muốn mẹ trở về ngay lập tức để ăn cơm cùng tôi thay vì để tôi ở nhà toàn ăn cơm với cô giúp việc. Nhiều khi cực đoan muốn tự gây tai nạn nếu lâu quá mẹ chưa về luôn. Thời đấy tôi đã đọc truyện Quỳnh Dao rồi haha.

Tuy nhiên ước mơ do Koreeda Hirokazu vẽ nên cho các em ý nhị hơn ước mơ của tôi, vì hoàn cảnh của Koichi ảm đảm hơn tôi, ba mẹ em ly hôn, em sống ở nhà ngoại và bị chia tách với một đứa em trai gắn bó từ nhỏ. Em ước mơ sự đoàn tụ của gia đình để mọi người lại được ở bên nhau, vượt qua khoảng cách của nỗi nhớ dày vò. Sự chia ly mà em nhận thức được là sự chia ly thật sự, để không thể trông chờ gì nữa, nên cần một phép màu mới có thể thay đổi cục diện. Uớc mơ của em vì thế khắc khoải hơn, đau đáu hơn vì một nỗi đau đã ghim vào số phận. Trẻ em Nhật trưởng thành hơn so với Việt Nam do nền giáo dục Nhật Bản dạy các em tính tự lập, tự trọng từ rất sớm, thêm vào đó do hoàn cảnh không như ý nên khiến cho các em già dặn hơn so với lứa tuổi một chút. Nhưng những người-nhỏ-không-vô-tư thì tinh nhạy lắm, các em sẽ nhận thấy được mâu thuẩn xung quanh nếu chúng hiện diện, và các em vẫn luôn học cách chấp nhận của riêng mình, khác cách người lớn một chút.
Continue reading

Categories: Koreeda Hirokazu | Tags: , , | 2 Comments

My neighbor the Yamadas: Áng haiku của phim hoạt hình

Một bộ phim lạ lùng, độc đáo, tinh gọn nhưng ý tứ miên man bất tận là điều tôi có thể nói về My neighbor the Yamadas. Phim như những áng thơ haiku dập dìu đưa nguời xem vào một thế giới hiện thực nhưng bình yên đầy thần tiên, thế giới của gia đình gần gũi, vụn vặt nhưng lại đẹp một cách chân thật nhất, đẹp như nỗi nhớ và đẹp như niềm hạnh phúc được có gia đình.

Đi theo dòng slice of life với một phong cách cực kỳ tinh giản nhưng sắc sảo, Isao Takahata vẽ lên những khuôn hình và lời thoại ngọt ngào một cách bảng lảng dẫn dắt người xem đi theo lối hài hước đậm chất Nhật Bản, kiểu ngọt ngào lịm dần vào tâm hồn thay vì vung tay múa chân đập bàn đập ghế khoái trá nhan nhản như hiện nay. Không khí gia đình gần gũi đến chẳng thể nào gần gũi hơn nhưng qua con mắt của Isao Takahata lại hiện lên lênh đênh trong vẻ mênh mông thấp thoáng cái tình dung dị linh thiêng ngào ngạt trong tâm thức con người. Câu chuyện bao gồm nhiều mảng khối của cuộc sống lắp ráp lại, không tô hồng hay tô đen thế giới người lớn hay thế giới con nít, mà là nơi thời gian của nguời lớn hòa quyện vào không gian của trẻ con chập chùng bay qua tất cả ý niệm, xóa nhòa ý thức để người xem chiêm nghiệm chính mình. Tính trào phúng được viết nên khoan khoái, khen mình khen đời nhưng cũng tự giễu nguời giễu mình khi sinh ra trong kiếp già, kiếp trẻ, kiếp nhân sinh.
Continue reading

Categories: Isao Takahata | Tags: , , , | Leave a comment

Bá vương biệt Cơ: Từ biệt một kiếp mộng

Ngu Cơ với lòng chung thủy hướng về Hạng Vũ đã trở thành một điển tích đẹp của Trung Hoa, đẹp như những khóm Ngu thảo mãi còn xanh son sắt, và đẹp như cánh lan vương còn rơi vàng muôn nơi. Cái chết của Ngu cơ như một niềm tin để con người tin khắc khoải trong mộng ảo-sự thật đã được hình tượng hóa bằng những lời ca tụng sách sử, bởi cái đẹp dường như luôn có những mảng khối không thực nên đời người cũng trôi theo vệt loang đấy để ưu tư.

Bá vương biệt cơ là phim được Trần Khải Ca, một đạo diễn trứ danh của Trung Quốc, dựng từ tiểu thuyết của nữ văn sĩ Lý Bích Hoa. Phim có nội dung kể về hành trình của những kiếp mộng lạc giữa sự phản bội-của số mệnh. Trần Khải Ca từng nói chủ đề của phim là về sự phản bội, và tôi đồng ý như vậy, vì phim viết về sự phản bội của một hình tượng do người ta tự mình tạo nên cho chính mình, mà ở đây là do Trình Đắc Di và Cúc Tiên cùng mộng về Hạng Vũ mà thành.

Niềm tin luôn gắn liền với mù quáng, và là kẻ thù của chủ nghĩa hoài nghi. Nên nếu ai đó chưa từng mù quáng và luôn giữ một phản xạ hoài nghi sẽ rất khó nắm bắt ý tưởng xuyên suốt mà phim gởi gắm. Trong Bá vương biệt cơ niềm tin ấy được tác gia gởi gắm vào số phận, thông qua nhiều câu thoại bóng gió của người thầy dạy kinh kịch, để vẽ nên những mộng mị chạy dọc thần kinh con người, đặc biệt là Trình Đắc Di.

Thời thơ ấu của các nhân vật được miêu tả như một guồng quay của số phận, mà Trình Đắc Di là một kẻ bị mắc kẹt giữa sự hoang mang. Chính quá trình “đồng hóa” ý thức, giới tính như một bản sắc chế độ phong kiến Trung Quốc đã đưa Trình Đắc Di đến cây cầu Ô Thước của ý thức. Vì nó tạo nên tiền đề hà khắc để cậu bé trốn tránh và tìm đến điểm tựa để bấu víu vào trườn đi trong cô đơn. Bi kịch của Trình Đắc Di chính là cách cậu ấy đối phó lại với ý thức của mình bằng một niềm tin vào thực thể khác, thay vào tin vào hiện thực bản thân để cải tạo hiện thực ấy. Cậu bé Trịnh Đắc Di khi cất tiếng hát “bản chất ta là nữ, không phải là nam” đã hoán vị niềm tin vào một thực thể là Đoàn Tiểu Lâu, vì cậu tin Đoàn Tiểu Lâu sẽ hàn gắn-số phận của đời cậu, trong Kinh kịch và cả trong cuộc đời.
Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , | 18 Comments

Ikiru: sống để như cánh hoa rơi về an nhiên

Ikiru là một bộ phim mang đậm tính văn hóa của Nhật, tính văn hóa Võ Sĩ Đạo– nơi cái đẹp ăn sâu vào tiềm thức như cánh hoa anh đào mong manh rơi giữa bầu trời mênh mông. Vì thế Ikiru là một bộ phim miêu tả về cái đẹp của sự sống, vẻ đẹp thấp thoáng ẩn hiện giữa bụi trần trong thời khắc bừng tỉnh của một kiếp nhân sinh.

Tôi không định nghĩa thế nào là “sống” hay “tồn tại”, mà tôi muốn giải thích nhiều hơn chứ “sống-ikiru” của Akira Kurosawa theo hiểu biết có hạn và những cảm nhận Á Đông của riêng bản thân tôi. Tôi hiểu chữ  ikiru (một từ thuần Nhật) theo cách nói của người Nhật là chữ ít mà ý nhiều, tức cái hàm ý của chữ  ikiru này bay lên để đề cập đến cái đẹp của sự sống như mưa anh đào rơi giữa nhân gian khiến người người chiêm ngưỡng. Và cứ như thế, Ikiru chính là cái khoảnh khắc mà cánh hoa anh đào rơi chậm nhưng ý nhị, không cuồng bạo nhưng ngoạn mục khiến người ta rung cảm trước vẻ đẹp mong manh bừng tỉnh cả khoảng trời.
Continue reading

Categories: Kurosawa Akira | Tags: , , | 6 Comments

Create a free website or blog at WordPress.com.