Spanish movies

Mientras duermes

SleepTight

Lối kể chuyện hay nội dung Mientras duermes (While you sleep – Sleep tight) chỉ dừng ở mức khá thôi, nhưng lối dựng thì đánh thẳng vào diễn biến tội phạm bằng cách miêu tả trực diện. Phim lột tả tâm lý có phần trần trụi nên khi xem có cảm giác muốn méo mồm vì sợ.

Sợ, không phải vì phim ghê gớm gì cả, chỉ là sợ vì phim miêu tả vấn đề bệnh hoạn trực quan sinh động quá, thành ra ngán hơn biết qua lời kể.

Một phim hay dành cho ai quan tâm đến tâm lý tội phạm. Nhưng là một phim không nên xem đối với phụ nữ yếu mềm, bởi coi xong phim này sẽ thấy … tởm. Đừng đọc câu dưới, nếu không muốn biết nội dung trần trụi của phim. Continue reading

Categories: Spanish movies | Tags: | 1 Comment

La isla mínima

marshland

Là phim Tây Ban Nha, và La isla mínima (Marshland) cũng thuộc dạng phim hay không dành để review.

Bắt đầu bằng câu chuyện bắt cóc giết người ở vùng quê Tây Ban Nha những năm 80, câu chuyện đưa khán giả khai phá những bí mật sâu thẳm trong dấu ấn lịch sử Tây Ban Nha thời quá độ với những tàn dư hung bạo.

Điểm ấn tượng nhất trong La isla mínima là những khung cảnh thôn dã đẹp tuyệt vời trong blend vàng bàng bạc trãi tầm mắt khán giả trên những cánh đồng xác lúa cháy khô. Những khung cảnh khiến tôi nhớ đến phim Pháp Người tình, với cảnh sông nước biền biệt rong ruổi ở Việt Nam. Cảnh sắc hoài cổ đấy cũng khiến phim chênh vênh trong những hoài niệm về ngày xưa.  Continue reading

Categories: Spanish movies | Tags: , | Leave a comment

El Cuerpo

el-cuerpo

El Cuerpo là một phim hay không dành để review.

Bởi review thì sẽ làm hỏng bố nó cái hay của phim, khi phải trưng ra cái sắc sảo và đôi phần man dại, sự man dại thăm thẳm mà bộ phim đeo đuổi.

Bắt đầu bằng câu chuyện về một cái xác người vợ mất tích ngay trong nhà xác. Không gian thriller tiệm tiến lờn vờn quanh quẩn khán giả để khai quật những bí mật ẩn giấu trong những mảng trí nhớ vật vờ. Với một lối dẫn chuyện đắc địa, chỉ có thể miêu tả như thế, đưa đẩy những tầng nấc tình tiết vào trạng thái lửng lơ mông lung. Sự xáo trộn lẩn vào những giọt nước mắt, của những mất mát dường như đã bị lãng quên. Continue reading

Categories: Spanish movies | Tags: , | 1 Comment

Talk to her – Lênh đênh băng qua giới hạn

Giới hạn, theo tôi định nghĩa, là những rào cản mà người ta nghĩ dù bằng cách nào cũng không thể vượt qua, hoặc không được phép vượt qua do sợ hậu quả mang lại. Đó là một khái niệm tương đối, tương đối với từng người và với từng hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy vượt qua giới hạn cũng là một khái niệm tương đối mà thôi. Khi nhắc đến giới hạn người ta sẽ nhắc đến các ràng buộc, và khi nhắc đến vượt qua giới hạn thì người ta sẽ nhắc đến những phương thức vượt qua ràng buộc trong việc hoàn thành mục đích hành động được giới hạn, hoặc đạp đổ chính giới hạn ấy. Vượt qua giới hạn có thể dẫn đến hậu quả tích cực và/hoặc tiêu cực, tùy theo những tiêu chí ràng buộc khác nhau. Hôm nay viết về Talk to her (tên gốc là Hable con ella) để nói về giới hạn, phần được phim dựng hay nhất, mới lạ nhất khi đề cập đến tình bạn, tình yêu và trên hết là những mảnh tình giữa người với người trong một câu chuyện lắng lòng thoáng chút miên man.

Talk to her được dựng kết hợp tính hiện thực và tính trừu tượng. Hiện thực như mùa thu thay lá xào xạc gió bay, và trừu tượng trong những khao khát yêu thương nồng nàn thẳm sâu. Phim là một câu chuyện về những con người tình cờ biết nhau trước rồi mới quen nhau. Bốn nhân vật chính trong câu chuyện là những con người bình thường với những công việc bình thường. Là Marcos, nhà báo của một tạp chí du lịch, là Lydia, một nữ dũng sĩ đấu bò, là Benigno, một nam y tá trong một bệnh viện tư, cuối cùng là Alicia, một học viên múa ballet. Bốn con người có mối liên hệ với nhau nhờ vào buổi biểu diễn tác phẩm Café Müller của nữ biên đạo múa người Đức trứ danh Pina Bausch. Benigno nhìn thấy Marcos khóc khi xem và ghi nhớ hình ảnh ấy để rồi hai người tình cờ gặp lại nhau tại bệnh viện, nơi Benigno làm việc. Thông qua tâm sự của hai người đàn ông về tình yêu, về sự cô đơn, về hy vọng thì bốn cuộc đời và hai mối tình trở về với hiện tại và quá khứ đan xen, với những khúc mắc lẫn trống trãi hiện lên qua những khác biệt, day dứt và buồn thương.

Nghệ thuật múa có ảnh hưởng đậm nét đến phong cách của đạo diễn, vở Cafe Muller được dùng làm những scene ảnh mở đầu đầy cảm xúc, thứ cảm xúc được đánh thức từ thâm tâm của mỗi con người, không kể họ là đàn ông hay đàn bà. Nội dung Cafe Muller nói đến cảm xúc ương dở của ký ức, của thâm tâm hoài vọng lưng chừng giữa tâm hồn trẻ thơ và tâm hồn người lớn. Những vũ công diễn như hư ảo, như mộng du để thể hiện những nỗi đau và sự lạc lõng của những tâm hồn ngây thơ, nhưng cũng sầu thảm đó. Bằng động tác múa uyển chuyển lướt đi chậm trôi đồng điệu với nhau thể hiện sự mơ hồ bất định giữa chập chùng vật cản. Những điệu vũ mơ hồ vẫn tự do bay đi, và để những điệu vũ ấy được tiếp diễn thì cần có một người tỉnh trí dọn đường – một người lặng thầm bên cạnh sự mơ hồ ảo ảnh, vì thế người ấy lại càng mơ hồ ảo ảnh hơn. Câu chuyện của Talk to her là như thế, là câu chuyện của những con người lặng thầm cuồng nhiệt trong hư ảo hướng về phía hoài vọng thẳm sâu. Những con người tạo nên nỗi nhớ huyền diệu, những nỗi nhớ đi vào lòng người dịu dàng mà cháy bỏng. Và như Pina Bausch luôn tìm kiếm ngôn ngữ thể hiện cho nghệ thuật múa thì đạo diễn nổi tiếng người Tây Ban Nha Pedro Almodovar cũng đi tìm cách thể hiện đắc địa nhất để ôm ngôn ngữ múa vào lòng bộ phim, và đã thành công trong việc tạo nên một tác phẩm đẹp như một vở ballet nồng nàn và da diết trong cảm xúc vấn vương.

Continue reading

Categories: Spanish movies | Tags: , , , | 1 Comment

Pan’s Labyrinth – Cổ tích rơi nghiêng

Bài này viết để dành tặng cho đội bóng yêu thích nhất của tôi cũng như chính tôi, viết trước khi diễn ra trận chung kết nên không biết kết quả kỳ Euro 2012 này như thế nào. Nhưng cho dù thế nào, tôi cũng muốn viết, muốn tặng cho chính mình những kỷ niệm với Tây Ban Nha, dẫu vui dẫu buồn. Tôi muốn giữ lấy kỷ niệm vì tôi biết chắc rồi một ngày nào đó mình sẽ quên đi, như đã quên đi hằng sa số kỷ niệm trong cuộc đời. Nên cần một vệt son để lại đâu đấy trong những thứ vô tri để chúng giữ hộ kỷ niệm cho trí nhớ đuểnh đoảng của bản thân.

Pan’s Labyrinth được dịch sang tiếng Việt là Mê cung của thần Pan. Nhưng với người Việt chúng ta thì thần Panthần Pan, không hơn không kém. Hình ảnh thần Pan không mang ý nghĩa ẩn dụ như tự bản thân nó đã mang trong nền văn hóa phương Tây. Có đôi chỗ tôi thấy người ta dịch tựa phim là Mê cung thần Nông, một cái tên chuyển ngữ không chuyển tải được nội hàm của tựa phim, dẫu rằng tựa phim mang ý nghĩa quan trọng trong việc định vị dòng chảy lãng mạn đắc địa mà phim mang đến cho khán giả.

Trước tiên có lẽ cần giới thiệu một chút về thần Pan, thần đồng quê của phương Tây. Thần Pan có hình thù nửa người nửa dê, chuyên phụ trách về nông nghiệp. Nhưng ngoài ý nghĩa thần thánh thì gắn liền với vị thần này là truyền thuyết tình yêu lãng mạn đi liền với sự ra đời của Pan flute (sáo quạt). Truyền thuyết thế này, Pan thầm thương trộm nhớ một cô tiên nữ kiêu kỳ tên Syrinx, tất nhiên là sau khi bị thần Eros giương cung bắn thủng tim ^^. Rồi một hôm, Syrinx đi săn bắn trong rừng tình cờ gặp Pan, chàng Pan liền bám theo tỏ tình, nhưng Syrinx sợ hãi hình dạng quái dị của Pan nên bỏ chạy, khi chạy đến bờ sông thì cô cầu cứu thần sông, thần sông chấp nhận nên biến cô gái thành một cây lau sậy. Khi Pan đuổi đến nơi thì người con gái chàng thầm thương chỉ còn là một cây sậy run run trong gió, quá thương tiếc nên Pan ôm cây sậy vào lòng và tạo nên loại nhạc cụ ngân nga những khúc ca mục đồng du dương, người đời lưu truyền rằng tiếng sáo quạt nỉ non ấy chính là tiếng ca lòng của Pan cho tình yêu mãi còn dang dở. Truyền thuyết trên chứng tỏ hình tượng lãng mạn của vị thần Pan mà phim hướng đến, bởi thần Pan là hình ảnh văn học biểu tượng cho phong trào lãng mạn ở châu Âu, sự lãng mạn khoáng đạt bay bỗng trong công cuộc tìm kiếm cái đẹp của lòng người.


Continue reading

Categories: Personal entries, Spanish movies | Tags: , , | 1 Comment

La Vida De Los Peces: …và nỗi buồn chỉ còn dịu dàng

Tôi xem phim sau khi đọc bài review này của một người bạn. Xem phim bởi bài review thi vị với nội dung hợp gu và một tựa phim đong đầy ý nghĩa: La Vida De Los Peces-Đời sống của Cá. Dường như phim chuyển động theo nhịp chầm chậm trôi của đàn cá trong con nước còn hoài nhớ hoài mong. Đời sống của Cá tựa như đời người yên ả xuôi dòng, đời sống của Cá tựa như lòng người bình lặng dạt trôi, đời sống của Cá như cảm xúc không chết rung rinh từng nhịp đập con tim…

La Vida De Los Peces đơn giản và lãng đãng trong một chút ồn ào của buổi tiệc cùng hành trình tìm lại quá khứ đã bỏ ngang của một người đàn ông. Phim là cuộc hành trình ngắn đi tìm lại quãng thời gian dài đã qua, là cuộc hành trình tìm kiếm câu trả lời cho niềm bơ vơ tự bản thân vẫn luôn đặt câu hỏi.  Andrés và Beatríz đi tìm nhau trong cuộc hành trình đến với buổi tiệc, và đảo mắt tìm nhau trong niềm trăn trở liệu có nên gặp lại nhau. Họ muốn gặp nhau nhưng họ tự hỏi liệu có cần gặp nhau, và gặp nhau để được gì nên lưỡng lự tránh nhau bằng sự chần chừ muốn đi nhưng không muốn rời không gian mà cả hai đang ở trong đó, vì ở đó họ bên nhau dù họ không giáp mặt nhau. Trong không gian chung đó Andrés lần lữa tìm dũng khí cho lần giáp mặt người muốn gặp qua những câu chuyện với những người bạn, người thân của bạn và với cả những đứa trẻ mới lớn cùng những vấn đề của chúng. Và cuối cùng Andrés mới dám đối mặt với sự thật để tìm hiểu về cuộc đời của đối phương. Những cảnh quay Andrés chìm trong đám đông với những bước đi vòng vành như chính cõi lòng anh tìm lại quá khứ cũng quanh co giữa những đứt gãy trong tâm hồn. Continue reading

Categories: Spanish movies | Tags: , | 5 Comments

Create a free website or blog at WordPress.com.