Posts Tagged With: family

Like Father Like Son ?

LFLS

Like Father Like Son là một phim viết về cách người ta đối diện với tình cảm của chính mình khi bị đặt vào trạng thái “rủi ro” trên trời rơi xuống. Một người cha đang nuôi nấng đứa con trai 6 tuổi với tất cả kỳ vọng thì bỗng biết rằng đứa con trai ấy chẳng phải con ruột của mình. Một vố đau, bất ngờ và đầy bàng hoàng vì lòng ghen tỵ nhảm nhí của một cô y tá ất ơ.

Và cho dù lý do ất ơ như thế nào thì sự thật vẫn là sự thật. Đứa con đẻ của mình thì được thả rông trong gia đình bình dân, trong khi đứa con mình ôm ấp nâng niu thì không phải giọt máu của mình. Đau, đặc biệt với người ưa kế hoạch hóa cuộc đời. Hằn học, tất nhiên, tức tối, có lẽ. Đối với những con người đặt sức ép vào kỳ vọng tương lai thì khi kế hoạch bị vỡ sẽ khiến cho người ta nổi điên lên. Người cha đã như thế, muốn quản lý tham vọng của mình, muốn cả đứa con trai ruột nhưng cũng muốn cả đứa con đã nuôi dưỡng.

Đời, không được phép tham lam như thế. Thế nên đành phải lựa chọn, và cách lựa chọn tối ưu là theo nguyên tắc sinh học, giọt máu của ai trả về cho người đó, con cái có thể “đào tạo” lại được. Quy tắc xác định cha mẹ như thế là đúng đắn nhất, khỏi cãi. Thế mà, tình cảm thì nào có chuyện đúng-sai? Continue reading

Categories: Koreeda Hirokazu | Tags: , | Leave a comment

The Judge 2014

thejudge

Là câu chuyện về điểm gãy đời người, The Judge dùng một khoảng thời gian nhỏ để miêu tả lại trung niên nửa chừng đổ vỡ nửa thoáng phù hoa.

Tôi sẽ không review The Judge như một phim tâm lý gia đình, dù thật sự nó viết về gia đình, về những hục hặc giữa cha và con, giữa tuổi thiếu thời lỡ lầm của đứa con trai với những quyết định cứng rắn của một người cha-thẩm phán. Những sinh ly do sự chia cách tâm thức khiến cha là thẩm phán thì con lại quyết chí trở thành luật sư, và đã trở thành một luật sư tài ba kiếm bộn tiền. Đấy là lằn ranh vô hình chia cách cha con bọn họ.Và, khi người cha thất thập bị tình nghi giết một tên tội phạm hiếp dâm vừa mới được thả ngay trong ngày chôn cất người vợ của ông ta thì The Judge là hành trình mà họ vượt qua lằn ranh đấy để trở về bên nhau. Bởi vì họ là gia đình.

Tôi cũng sẽ không review The Judge như một bộ phim viết về vị cuộc đời thẩm phán, cái nghiệp gieo vào đời người khác những quyết định sống còn, để rồi ám thị vào chính cuộc đời ông với những day dứt câm lặng khi ông dùng chính sinh lực sót lại trong thân tàn cuối đời sửa sai. Thẩm phán cũng có gia đình, và nghề nghiệp của ông đã ảnh hưởng đến gia đình, thì cũng chính nó bị ảnh hưởng bởi những biến cố gia đình để tạo thành những bản án với mức độ khác nhau. Qua tên tội phạm ông bị tình nghi giết thì ông thấy hình bóng tuổi thiếu thời ngông nghênh của con trai – người mà ông đã gởi vào trại giáo dưỡng vì đâm xe khi lái xe không giấy phép. Hay qua chính những biến cố tâm lý mà con trai chịu đựng thì ông lại nương nhẹ cho tội lỗi của tên tội phạm hiếp dâm đấy. Chỉ có thể nói rằng, đấy là cái nghiệp đã dẫn dắt cuộc đời ông, để rồi ông ngồi phán xét người khác cả cuộc đời thì cuối đời lại ngồi ở bục nhân chứng (Việt Nam thì gọi là vành móng ngựa) để con trai bào chữa. Và phim Mỹ ấn tượng theo cách riêng ấy, lưng chừng bão nổi vẫn hiên ngang đón nhận sự thật, không rao giảng, không dè chừng, bùng nổ tan hoang để rồi bùi ngùi mênh mang. Continue reading

Categories: English movies | Tags: | Leave a comment

Dearest

DEAREST-Photo2-actressZhaoWei

Dearest là phim mới nhất của đạo diễn Trần Khả Tân, tuy nhiên phim thường được nhắc đến với cái tên của diễn viên nổi tiếng là Triệu Vy nhiều hơn. Quả thật Triệu Vy đã hy sinh nhiều cho vai diễn này và cô xứng đáng được khen ngợi, tuy rằng chưa đến mức tỏa sáng như những bài báo ca ngợi hết lời. Bởi vì… Continue reading

Categories: Peter Chan | Tags: | 4 Comments

The way way back – Bè bạn và trưởng thành

The-Way-Way-Back

The way way back như cái tên của nó là câu chuyện về đường về.

Là một câu chuyện được mở đầu bằng hành trình đi nghỉ, và kết thúc bằng hành trình đi nghỉ về. Có khác gì nhau không? Số dặm thì chắc vẫn thế, nếu như gia đình ấy không lạc. Còn tâm lý người về thì khác người đi, đã thay đổi…

Phim không miêu tả kỹ càng hành trình về bằng hành trình đi. Trong khi hành trình đi ủ ê, ngáp ngủ-mà nhiều người thường gắng gượng để kiếm một niềm vui hình thức. Thì ngược lại, hành trình về, dù chỉ dừng lại ở sự bắt đầu, lại thoải mái con nhái, bởi vì người về đã vui hơn khi họ-là người đi, dẫu cho niềm vui ấy bắt đầu từ sự dừng lại, nói cách khác là sự từ bỏ. Continue reading

Categories: English movies | Tags: | 1 Comment

Golden Rainbow – Ấm lòng nơi tình người neo lại bên nhau

fullsizephoto363485

Golden Rainbow dịch ra thì là Hoàng Kim Thải Hồng, tức Cầu Vồng Rực Rỡ. Một cái tên khoa trương, đôi phần sến sụa. Tôi không ưng mấy cái tên như vậy. Bởi nó khiến cho tôi có cảm giác khó kiếm được chân tình.

Nhưng, nội dung ở giai đoạn đầu mà phim mang đến lại đầy chân tình. Nói sao nhỉ, sự dung dị trong Golden Rainbow là một sự dung dị có chút khoa trương, còn chân tình thì là chân tình đôi phần nhấn nhá. Nhưng trước hết, nó vẫn là một sự dung dị và chân tình. Và tôi yêu quý sự dung dị, chân tình đó. Cũng như tôi yêu quý cách các nhà làm phim nhấn nhá vào một thời cơ cực của gia đình bất đắc dĩ trong phim.

Không yêu quý sao được một gia đình được một ông bố đơn thân bên cạnh 7 người con, mà tất cả đều là con nuôi. Tôi yêu quý, bởi vì tôi tôn trọng những con người như ông bố ấy, những người dùng đời mình để vá víu rách nát của đời người. Người tốt là một cái gì đó trở thành hiếm hoi trong thời đại này, cho nên người tốt như ông bố ấy càng đáng quý hơn nữa. Bởi vì tôi biết ông bố đấy ở trên phim nên tôi dừng lại ở sự đáng quý, chứ nếu tôi biết những người tốt như vậy ở ngoài đời, tôi luôn dành cho họ sự ngưỡng mộ thật sự. Bởi họ là những cá thể soi sáng trái tim của con người trước những nhỏ nhen tính toán, trước sự vị kỷ làm mờ đi tình người. Continue reading

Categories: Korean dramas | Tags: , | 1 Comment

Thiên mệnh

Blog vắng teo.

Đôi lúc một phim hay nhưng không hấp dẫn.
Đôi lúc một phim hấp dẫn nhưng không hay.
Và đôi lúc một phim vừa không hấp dẫn lại cũng chẳng hay.
Oái ăm!
Thiên mệnh là dạng phim thứ ba.
Oái ăm là vì thế đó nhưng tôi vẫn hân hạnh lết hết 4 tập.
Vì sao?
Chưa rõ.
Chỉ biết là hình như ở Thiên mệnh lại có được cái tình để tôi cảm thông và đồng điệu, cái tình đơn độc của người cha dành cho con gái trong đường cùng ngặt nghèo cheo leo.
Continue reading

Categories: Korean dramas | Tags: , , | 4 Comments

Can we get married

Yêu thì cưới! Cưới là xong! Có cái gì mà lộn xộn có thể cưới hay không ở đây! Mệt.
Mệt thì đừng có mà cưới. Thế là cũng xong, gọn gàng.
Thế mà có mấy ai dứt điểm cho được vẫn đề lằng nhằng này đâu, cứ cưới cưới không không suốt. Bởi vì khi đó những người yêu nhau khao khát được bình yên …trong nhau.
Đời vốn lằng nhằng thế!

Thói thường, xem phim đến giai đoạn muốn cưới là …xong rồi đấy, người xem tìm mòn con mắt cũng hết cái để vui. Bởi vì dính dến ba cái chuyện cưới xin là lắm xin phiền phức mà ít cưới rốt roẻn, lắm lo âu mà ít thảnh thơi. Tình bắt đầu tự chuyển hóa để đi dần vào quỹ đạo của thời gian, nơi người ta bắt đầu hòa nhập vào đời nhau một cách trực diện thay vì mong muốn hay khao khát vô ảnh nào đó.

Yêu là hư mộng, nhưng cưới nói riêng và hôn nhân nói chung là hiện thực, để từ cái hư mộng trở về cái thực mà mộng chả hư để còn lay lắt được không phải là chuyện dễ. Bởi vì hiện thực với hư mộng vốn dĩ là những thái cực trái dấu, hút nhau nhưng nuốt chửng lấy nhau – nếu có thể. Nuôi dưỡng tình yêu khi để nó va vấp vào hiện thực không phải là chuyện ai cũng có thể làm được, khi cái tình không không sẽ chuyển hóa thành nghĩa tình, để rồi người ta sẽ gắn bó với nhau khăng khít hơn nữa, hay người ta có thể mất nhau trong những giới hạn đan xen. Tỷ lệ 50/50.
Continue reading

Categories: Korean dramas | Tags: , | 4 Comments

La vita è bella – Đời vẫn đẹp nếu ta còn hy vọng

Cuộc đời vẫn đẹp là câu nói thì dễ, làm thì vô cùng khó, bởi con người không biết phải nhủ lòng bao nhiêu để thẩm thấu cuộc đời qua niềm lạc quan nếu phải ngập ngụa giữa những lúc đen tối nhất. Chẳng nói xa xôi, cuộc sống bây giờ người ta thường than vãn bi ai những nỗi khổ đâu đâu mà nhiều khi tôi không cảm nhận được, có lẽ một phần do tính cách tôi vốn lạnh lùng, nhưng một phần là do mấy nỗi bi ai bây giờ đa phần cũng vớ vỉnh. Bạn cứ xem người ta quỳ lạy, hôn ghế mấy vị thần tượng mà tôi chỉ muốn lao vào túm đi vào … trại tập trung bỏ đói bỏ khát để thức tỉnh tình yêu tình iếc rững mỡ dư thời giờ quá đâm bệnh hoạn. Tôi tôn trọng tuổi trẻ của người khác, nhưng với điều kiện là bản thân người đó phải tự trọng trước đã, còn khi người ta đã không biết tự trọng thì tôi chẳng rỗi để tôn trọng làm gì.

Đôi lúc tôi tự hỏi vì cuộc đời chúng ta đẹp quá rồi nên chúng ta lại bôi đen cho nó u ám bớt đi chăng? Cuộc sống bây giờ trớ trêu đúng là như vậy đó, đời ai xấu thì mới phải lo gầy dựng, còn đời ai đẹp thì phần đông cứ phải phá phách hoặc gây hại để chứng tỏ bản thân. Phải lo cảnh báo, giáo dục vệ sinh học vụ để trưởng thành á, ui dzời, thế giới bây giờ, Việt Nam bây chừ dân chả thiếu, để tụi đấy nhiễm khuẩn từ đít thần tượng chết phức cho rảnh đất nói nhiều làm gì. Rảnh đất để những con người muốn sống được sống, được cống hiến, được tận hưởng và yêu kiều cuộc đời. Tư tưởng Phát xít quá phải không, mà tôi đang viết về một phim phản Phát xít đấy, bởi vì phản Phát xít nên mới phải phát xích bài xích thứ mầm mống phát xích trong lòng người – rững mỡ quá mới suy nghĩ bệnh hoạn, thứ bệnh hoạn phá hoại cuộc sống.

Tôi hận chủ nghĩa Phát xít, dù chẳng hiểu nhiều về nó, có bị đá vào thời Phát xít đâu mà hiểu. Tôi chỉ biết mình hận sự bất công của chủ nghĩa Phát xít áp vào người Do Thái, hận sự tàn ác của quân Đức đã giết triệu triệu người chết oan uất chỉ vì tư tưởng bệnh hoạn của Hitler. Tôi hận bởi vì tôi yêu những con người phải chống chọi với cuộc đời để sống, để tin và để hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Có lẽ không nên lấy tình yêu để bao biện cho lòng thù hận vẩn vơ của mình, nhưng hiện thực không thể phủ nhận là có yêu nên mới có hận, có thích nên mới có ghét, thế nên cũng đành nhờ tình yêu bao biện cho tâm lý của bản thân.

Đối với tôi kỳ thị không phải luôn luôn là một vấn đề xấu, bởi cái xấu cần được kỳ thị, thật sự đấy, nhưng tôi không hiểu sao người ta lại kỳ thị “danh từ”, như Phát xít Đức kỳ thị dòng giống Do Thái, một danh từ bị ám thị những tính từ Hitler ám ảnh vào. Tôi có kỳ thị, qua thời gian chẳng biết đúng sai, nhưng đến bây giờ vẫn tin mình đúng. Tôi luôn kỳ thị vài tính từ và những gì dính vào những tính từ đó. Ví dụ như đã nói ở trên đấy, tôi kỳ thị “phi tự trọng”, và tôi hy vọng nhiều người cũng sẽ kỳ thị những tính từ như tôi, nhưng tôi cũng hy vọng người ta đừng đồng hóa tính từ vào một quần thể danh từ rồi mắc vào cái bẫy giữa số nhỏ và số đông, cái bẫy mà Hitler bị sụp để rồi gây ra những tan thương chất chồng lên số phận của người Do Thái – những con người có ưu có khuyết như chính những người da trắng, những người da vàng, có sự tương đồng và dị biệt với mỗi con người chúng ta. ( Và vì thế cũng xin đừng đồng hóa một số fan thần tượng phi tự trọng thành tất cả các fan có thần tượng)

La Vita è Bella (tên tiếng Anh: Life is beautiful) là một bộ phim viết về người Do Thái, về cuộc đời, về tình yêu, niềm tin và hy vọng trong đêm đen lịch sử của người Do Thái nói riêng, nhân loại nói chung. Tôi yêu La Vita è Bella không phải vì miêu tả thảm sát nặng nề, mà tôi yêu bởi vì La Vita è Bella miêu tả lại hạnh phúc thăng hoa trong đêm giông bão, như yêu khoảnh khắc cổ tích chợt nở hoa. Tôi yêu chất lãng mạn hóm hỉnhRoberto Benigni đã phả vào không gian lịch sử u tối đó – nơi trại tập trung tang tóc cốt chất đầy sân. Có thể sự lãng mạn ấy không thực nhưng tôi vẫn yêu nó, yêu sự dung dị của lãng mạn, yêu sự hư ảo của lãng mạn, yêu sự gần gụi của lãng mạn mà phim miêu tả. Và như thế có thể khẳng định La vita è bella là một phim phản chiến có khuynh hướng lãng mạn, không gian lãng mạn rung động xoa dịu sự rúng động từ thông điệp phản chiến điêng điếng trái tim.
Continue reading

Categories: European movies | Tags: , , , , | 2 Comments

Create a free website or blog at WordPress.com.