Japanese movies

Love letter – Năm ấy, một mảnh tình thơ…

takashi

Love letter 1995 là một phim hay, nhưng không có gì nhiều để nói.

Bởi nói ra, sợ phim sẽ thôi mong manh, thôi u buồn, thôi lãng đãng, một chút tình rơi.

Phim bắt đầu bằng sự tình cờ, nhưng kết thúc bằng niềm nhớ hoài vương. Về một mối tình chôn giấu – chỉ được biết đến sau khi người đã đi về nơi xa lắm. Chút vô tâm, chút thênh thang quá khứ bất chợt gợi lại, khiến cõi lòng chông chênh, như tuyết lênh đênh đổ xuống, nơi nền trời trắng phau hoài niệm.

Tình yêu buồn, lặng lẽ, khẽ khàng, để rồi mãi miết chờn vờn chẳng thể lãng quên.

Tìm kiếm, hí họa, giỡn chơi, và chia biệt.

Kỷ niệm ấy, tình thơ ấy, thành hình chỉ vừa kịp để nhớ về chàng trai năm đó.   Continue reading

Categories: Japanese movies | Tags: , | 5 Comments

Like Father Like Son ?

LFLS

Like Father Like Son là một phim viết về cách người ta đối diện với tình cảm của chính mình khi bị đặt vào trạng thái “rủi ro” trên trời rơi xuống. Một người cha đang nuôi nấng đứa con trai 6 tuổi với tất cả kỳ vọng thì bỗng biết rằng đứa con trai ấy chẳng phải con ruột của mình. Một vố đau, bất ngờ và đầy bàng hoàng vì lòng ghen tỵ nhảm nhí của một cô y tá ất ơ.

Và cho dù lý do ất ơ như thế nào thì sự thật vẫn là sự thật. Đứa con đẻ của mình thì được thả rông trong gia đình bình dân, trong khi đứa con mình ôm ấp nâng niu thì không phải giọt máu của mình. Đau, đặc biệt với người ưa kế hoạch hóa cuộc đời. Hằn học, tất nhiên, tức tối, có lẽ. Đối với những con người đặt sức ép vào kỳ vọng tương lai thì khi kế hoạch bị vỡ sẽ khiến cho người ta nổi điên lên. Người cha đã như thế, muốn quản lý tham vọng của mình, muốn cả đứa con trai ruột nhưng cũng muốn cả đứa con đã nuôi dưỡng.

Đời, không được phép tham lam như thế. Thế nên đành phải lựa chọn, và cách lựa chọn tối ưu là theo nguyên tắc sinh học, giọt máu của ai trả về cho người đó, con cái có thể “đào tạo” lại được. Quy tắc xác định cha mẹ như thế là đúng đắn nhất, khỏi cãi. Thế mà, tình cảm thì nào có chuyện đúng-sai? Continue reading

Categories: Koreeda Hirokazu | Tags: , | Leave a comment

Heavenly Forest

tadakimi

Phim có vẻ đẹp tiểu thuyết. Cũng đúng thôi, bởi vì nó được dựng từ một trong bộ tam đại junai của nhà văn Ichikawa Takuji. Tiểu thuyết thì phải có vẻ đẹp của tiểu thuyết, chứ không lẽ có vẻ đẹp của mùa đông! Đâu được nhỉ?

Vẻ đẹp tiểu thuyết là gì? Là vẻ đẹp thi vị đấy, vẻ đẹp của lưu luyến, của những vấn vương, của nỗi nhớ pha trong thời gian phong hóa. Đẹp như Hội An xanh rêu đượm vàng vách nhà hoài cổ, hay đẹp như mùa thu Kyoto rực đỏ bậc thềm chông chênh đền xưa. Là một vẻ đẹp choảng nhau đến lạ lùng, nay đây mai khác, kiểu như chẳng thể là vẻ đẹp của mùa đông nhưng lại là vẻ đẹp của mùa thu, kiểu như là tôi thích khen cũng được mà chê cũng đặng.

Vậy là tôi nên khen hay nên chê?
Continue reading

Categories: Japanese movies | Tags: , | Leave a comment

Seven Samurai – Tình

ss

Đặt chữ “Tình” làm tựa cho bài viết về bộ phim huyền thoại Seven Samurai là một cách để tôi tôn vinh áng phim này, tôn vinh một bộ phim xứng đáng phải được tôn vinh.

Seven Samurai kể về câu chuyện tá điền tìm kiếm và thuyết phục để thuê cho bằng được những samurai chống lại bọn cướp hẹn mùa gặt sẽ đến. Song song đó là câu chuyện mà những samurai thuyết phục lẫn nhau để chơi một ván bài sinh tử với số phận chính mình. Hành trình tìm kiếm, tụ họp và chiến đấu với nhau, giữa những người nông dân chân lắm tay bùn với giáo mác chông gậy và những võ sĩ bên thanh kiếm đã tạo nên không gian đậm tình người, tình chiến hữu, cũng như là thoáng một chút tình yêu. Continue reading

Categories: Kurosawa Akira | 1 Comment

Yojimbo – Tình kiếm khách

Yojimbo-1961-Wallpaper-Japan-Film-3

Yojimbo không phải là phim hay nhất của đạo diễn Akira Kurosawa. Nhưng nó là tác phẩm hài hước nhất của vị đạo diễn tài danh xứ Nhật.

Nội dung của phim là cuộc thanh trừng của một yojimbo (thích khách) với cả hai đám giang hồ lâu la đánh đấm liên miên phá tan nát cuộc sống bình yên tại một thị trấn Nhật trung đại. Thanh trừng như thế nào khi yojimbo chỉ có mỗi cái mạng chành, và hai đám yakuza kia thì đông như kiến. Tất nhiên đây không phải là phim kiếm hiếp khinh công bay vèo vèo, Qùy hoa bảo điểm tay vung kim lao veo véo nên tay thích khách sẽ không có những màn múa kiếm quơ giò như kiếm hiệp Tàu. Thích khách ở đây chỉ có mỗi cây kiếm Nhật vác đi khệnh khạng rong chơi vào cuộc chiến mà thôi, không quên mang theo cơ trí nhất định để đối phó với đám giang hồ thời hoàng kim của chúng nó. Yojimbo mang trong mình làn hơi kịch Noh pha lẫn chất giang hồ kiểu Viễn Tây, tạo nên phong cách phim nửa cổ điển mà nửa hiện đại, nửa phong trần mà nửa lãng mạn khi một thích khách đi tìm sự bình yên cho dân nghèo, dù họ cũng chả thuê hay thương người thích khách ấy là mấy. Continue reading

Categories: Kurosawa Akira | Tags: | Leave a comment

Sayonara Itsuka

Em biết rồi cũng phải tạ từ,
rồi một mình hoàn một mình thôi.
Nhưng mặc cho vai gầy run rẩy
em không muốn nép mình dưới vành ô!
Tự nhủ khoan nghĩ đến hạnh phúc
để thỏa lòng được mê muội cuồng si!
Tự nhủ khoan thổ lộ gì hết
để tim mềm được phập phồng vì yêu!

Tình yêu nào cũng rơi theo mùa, anh nhỉ!
Đến, đi, tô điểm đời lặng yên.
Nên khoảnh khắc gọi là tình yêu ấy
rồi cũng rã như tượng băng tan trôi.
Hãy để lời tạ từ ngày sau nói
cho niềm vui được vui thêm một chốc
cho nỗi buồn cũng chóng buồn chóng tan!

Mà… mình tạ từ anh nhé!
Biết đâu mai này mình sẽ nói chào nhau!
Mà… anh ơi…
Trong lúc xa trời cuối đất
anh ngoảnh tìm cảm giác được yêu
hay anh tìm cảm giác từng yêu?
Anh biết em tìm cảm giác nào không anh?

-Sayonara itsuka, Jinsei Tsuji-
Continue reading

Categories: Japanese movies | Tags: , | Leave a comment

Kiseki – Phép màu tan đi cho niềm tin trưởng thành

Tựa phim dịch sang tiếng Việt là Phép màu.

kiseki

Kiseki viết về hành trình tìm kiếm phép màu của những người-nhỏ. Tôi gọi là người-nhỏ để phân biệt với người-lớn, và để tránh sử dụng những danh từ đồng nghĩa như trẻ em, trẻ con, trẻ nhỏ, những từ thường bị người lớn áp đặt cách nghĩ chỉ là con nít vào. Bởi thế giới của người-nhỏ là của người-nhỏ, chứ không phải của người lớn.

Phép màu là khái niệm về một thứ vô hình nên không kiểm chứng được. Tôi không thể khẳng định có hay không vì điều đó sẽ đi vào vòng xoáy tranh luận của chủ nghĩa duy tâm và duy vật, điều này rất phiền phức. Tuy nhiên nếu nói về niềm tin-có phép màu thì tôi có thể nói rõ ràng hơn một chút, vì niềm tin-có phép màu thường gắn với những nguời yếu đuối, những người không có hoặc chưa có khả năng cải tạo hiện thực bằng ý chí của mình nên chờ trông một thứ may mắn lớn lao đúng theo nguyện ước rơi xuống trên số phận của mình. Mà may mắn thì có lẽ dễ liên hệ với chúng ta hơn. Ở đây người-nhỏ Koichi cũng cầu mong thứ may mắn lớn ấy đến với gia đình của em, em muốn núi lửa phun trào để mẹ và em bỏ chạy khỏi Kagoshima, sau đó trở về Osaka đoàn tụ với bố và em. Một ước mơ mà lúc bé tôi cũng hay mơ tương tự mỗi khi muốn mẹ trở về ngay lập tức để ăn cơm cùng tôi thay vì để tôi ở nhà toàn ăn cơm với cô giúp việc. Nhiều khi cực đoan muốn tự gây tai nạn nếu lâu quá mẹ chưa về luôn. Thời đấy tôi đã đọc truyện Quỳnh Dao rồi haha.

Tuy nhiên ước mơ do Koreeda Hirokazu vẽ nên cho các em ý nhị hơn ước mơ của tôi, vì hoàn cảnh của Koichi ảm đảm hơn tôi, ba mẹ em ly hôn, em sống ở nhà ngoại và bị chia tách với một đứa em trai gắn bó từ nhỏ. Em ước mơ sự đoàn tụ của gia đình để mọi người lại được ở bên nhau, vượt qua khoảng cách của nỗi nhớ dày vò. Sự chia ly mà em nhận thức được là sự chia ly thật sự, để không thể trông chờ gì nữa, nên cần một phép màu mới có thể thay đổi cục diện. Uớc mơ của em vì thế khắc khoải hơn, đau đáu hơn vì một nỗi đau đã ghim vào số phận. Trẻ em Nhật trưởng thành hơn so với Việt Nam do nền giáo dục Nhật Bản dạy các em tính tự lập, tự trọng từ rất sớm, thêm vào đó do hoàn cảnh không như ý nên khiến cho các em già dặn hơn so với lứa tuổi một chút. Nhưng những người-nhỏ-không-vô-tư thì tinh nhạy lắm, các em sẽ nhận thấy được mâu thuẩn xung quanh nếu chúng hiện diện, và các em vẫn luôn học cách chấp nhận của riêng mình, khác cách người lớn một chút.
Continue reading

Categories: Koreeda Hirokazu | Tags: , , | 2 Comments

13 Assassins (2011): Thời tàn và cuộc trỗi dậy của lý tưởng

Cuối thời Mạc Phủ, Lãnh chúa Naritsugu-anh trai của Mạc Chúa cậy thế luôn lấy giết người làm trò tiêu khiển đã khiến cho người người uất hận. Vì thế đại nhân Doi mới nhờ cậy vào vào samurai lão làng Shinzaemon Shimada ám sát hắn. Shinzaemon tập hợp các samurai “ngứa” nghề, do sống trong thời bình, lại với nhau để thực hiện cuộc hành thích tay lãnh chúa vô nhân tính, cách thức khả thi nhất đối với luật lệ thời Mạc Phủ.
Continue reading

Categories: Japanese movies | Tags: , , | 4 Comments

Blog at WordPress.com.