Kurosawa Akira

Seven Samurai – Tình

ss

Đặt chữ “Tình” làm tựa cho bài viết về bộ phim huyền thoại Seven Samurai là một cách để tôi tôn vinh áng phim này, tôn vinh một bộ phim xứng đáng phải được tôn vinh.

Seven Samurai kể về câu chuyện tá điền tìm kiếm và thuyết phục để thuê cho bằng được những samurai chống lại bọn cướp hẹn mùa gặt sẽ đến. Song song đó là câu chuyện mà những samurai thuyết phục lẫn nhau để chơi một ván bài sinh tử với số phận chính mình. Hành trình tìm kiếm, tụ họp và chiến đấu với nhau, giữa những người nông dân chân lắm tay bùn với giáo mác chông gậy và những võ sĩ bên thanh kiếm đã tạo nên không gian đậm tình người, tình chiến hữu, cũng như là thoáng một chút tình yêu. Continue reading

Categories: Kurosawa Akira | 1 Comment

Yojimbo – Tình kiếm khách

Yojimbo-1961-Wallpaper-Japan-Film-3

Yojimbo không phải là phim hay nhất của đạo diễn Akira Kurosawa. Nhưng nó là tác phẩm hài hước nhất của vị đạo diễn tài danh xứ Nhật.

Nội dung của phim là cuộc thanh trừng của một yojimbo (thích khách) với cả hai đám giang hồ lâu la đánh đấm liên miên phá tan nát cuộc sống bình yên tại một thị trấn Nhật trung đại. Thanh trừng như thế nào khi yojimbo chỉ có mỗi cái mạng chành, và hai đám yakuza kia thì đông như kiến. Tất nhiên đây không phải là phim kiếm hiếp khinh công bay vèo vèo, Qùy hoa bảo điểm tay vung kim lao veo véo nên tay thích khách sẽ không có những màn múa kiếm quơ giò như kiếm hiệp Tàu. Thích khách ở đây chỉ có mỗi cây kiếm Nhật vác đi khệnh khạng rong chơi vào cuộc chiến mà thôi, không quên mang theo cơ trí nhất định để đối phó với đám giang hồ thời hoàng kim của chúng nó. Yojimbo mang trong mình làn hơi kịch Noh pha lẫn chất giang hồ kiểu Viễn Tây, tạo nên phong cách phim nửa cổ điển mà nửa hiện đại, nửa phong trần mà nửa lãng mạn khi một thích khách đi tìm sự bình yên cho dân nghèo, dù họ cũng chả thuê hay thương người thích khách ấy là mấy. Continue reading

Categories: Kurosawa Akira | Tags: | Leave a comment

Ikiru: sống để như cánh hoa rơi về an nhiên

Ikiru là một bộ phim mang đậm tính văn hóa của Nhật, tính văn hóa Võ Sĩ Đạo– nơi cái đẹp ăn sâu vào tiềm thức như cánh hoa anh đào mong manh rơi giữa bầu trời mênh mông. Vì thế Ikiru là một bộ phim miêu tả về cái đẹp của sự sống, vẻ đẹp thấp thoáng ẩn hiện giữa bụi trần trong thời khắc bừng tỉnh của một kiếp nhân sinh.

Tôi không định nghĩa thế nào là “sống” hay “tồn tại”, mà tôi muốn giải thích nhiều hơn chứ “sống-ikiru” của Akira Kurosawa theo hiểu biết có hạn và những cảm nhận Á Đông của riêng bản thân tôi. Tôi hiểu chữ  ikiru (một từ thuần Nhật) theo cách nói của người Nhật là chữ ít mà ý nhiều, tức cái hàm ý của chữ  ikiru này bay lên để đề cập đến cái đẹp của sự sống như mưa anh đào rơi giữa nhân gian khiến người người chiêm ngưỡng. Và cứ như thế, Ikiru chính là cái khoảnh khắc mà cánh hoa anh đào rơi chậm nhưng ý nhị, không cuồng bạo nhưng ngoạn mục khiến người ta rung cảm trước vẻ đẹp mong manh bừng tỉnh cả khoảng trời.
Continue reading

Categories: Kurosawa Akira | Tags: , , | 6 Comments

Review Rashomoon

Raishomoon

Phim này kinh điển rồi nên khen cũng bằng thừa. Vì thế tôi chỉ nói bâng quơ vài suy nghĩ khi xem thôi. Tôi thích phim này và cảm nhận phim rất hay tuy nhiên tôi không thể xác định được tình cảm của bản thân với bộ phim. Một số bộ phim khác tôi có thể nhận ra bản thân thích hay ghét, nhiều hay ít. Với Rashomoon là cảm giác lưng chừng, và… tôi yêu cảm giác lưng chừng mà tôi cảm nhận được từ phim!

Phim sâu sắc với những nỗi trăn trở về con người, về thế giới vị kỷ của mỗi cá nhân qua những lời kể của họ. Câu chuyện được thêm bớt khi đi qua môi trường phân khúc trong trí óc của mỗi cá thể riêng biệt. Nói văn vẻ là thế, nói theo cách nói của dân gian ta là bớt mắm thêm muối vào với quan điểm và góc nhìn của người kể. Cách kể chuyện này không phải duy nhất ở Rashomoon mới có, trước đó Agatha Christie cũng đã sử dụng cách phân tán người kể trong Five Litte Pigs rồi. Nhưng Rashomoon sâu sắc hơn khi đặt ra được rất nhiều câu hỏi trăn trở người xem.

Phim hấp dẫn với sự khác biệt trong những lời kể về một vụ án dạng như phòng kín mà một trong số những người kể là hung thủ. Mỗi sự khác biệt trong lời kể đều có mục đích sâu kín vị kỷ riêng cả, ngay cả nếu như họ tự nhận họ là hung thủ. Phim hay ở tính cá nhân của mỗi lời kể được gắn vào quan niệm của con người Nhật thời kỳ phong kiến. Để rồi cuối cùng khi xem tôi tự hỏi liệu biết được hung thủ để làm gì? Tính tò mò của khán giả bị khai thác tối đa và bị triệt tiêu lần lượt với những câu chuyện được đặt trong không gian ba chiều như chính khung cảnh mà đạo diễn Akira Kurosawa đã trau chuốt tạo nên. Continue reading

Categories: Kurosawa Akira | Tags: , | 2 Comments

Blog at WordPress.com.