Posts Tagged With: 4

Review 3 movie có Hyun Bin

Hyun Bin đóng được 6 movie tính đến hết năm 2011, trong đó có 4 movie đóng vai chính, 2 movie đầu tay đóng vai phụ. Tôi chỉ review những movie Hyun Bin đóng vai chính mà thôi.

Hyun Bin diễn xuất bên mảng drama hay, tự nhiên và sáng màn hình. Tôi thích nhiều drama mà Hyun Bin đóng, tuy nhiên movie Hyun Bin đóng không tạo được cảm xúc trong tôi ngay cả nội dung phim lẫn lối diễn xuất của Hyun Bin. Hyun Bin chọn phim có gu riêng, tôi thích điều đó. Gu phim của Hyun Bin là gu tình cảm gần gũi với đời sống, tôi cũng thích điều đó. Tuy nhiên cả 3 movie đã xem của Hyun Bin thì không thích phim nào là điều đáng tiếc. Phim yếu trong cách thể hiện cũng như cách diễn trong movie của  Hyun Bin không đủ duyên dáng để tạo cảm xúc cho một nhân vật được phù phép bởi diễn viên. Có lẽ do Hyun bin chọn vai diễn không phù hợp với tính cách trong khi trãi nghiệm của cậu chưa tới hạn. Vai diễn có yêu cầu biểu đạt ít nhưng biểu cảm nhiều, lấy tĩnh thể hiện động trong cảm xúc có lẽ quá tầm khả năng của Hyun Bin. Một phần chính yếu là Hyun Bin chọn phim có biên kịch hoặc đạo diễn khá yếu tay trong cách thể hiện nên phim không sắc nét nên nội dung không kéo lại điểm hụt trong diễn xuất của Hyun Bin.
Continue reading

Categories: Korean movies | Tags: , , | 25 Comments

Review 4 movie có Lee Dong-wook

Lee Dong Wook không phải mà một diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Hàn Quốc, cậu nổi danh với drama hơn. Số lượng movie mà Lee Dong-wook đóng chỉ đếm trên đầu ngón tay, dừng lại ở số 4 mà thôi. Tuy nhiên tôi thích cách chọn vai diễn của Lee Dong-wook, chúng nhẹ nhàng nhưng có một chút sâu lắng khiến người ta lưu luyến sau khi xem xong. Lee Dong-wook là một diễn viên Hàn hiếm hoi chọn phim có gu riêng, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự bóng bẩy của phim Hàn gần đây.Lối diễn xuất của Lee Dong-wook nhẹ nhàng, tự nhiên có một thoáng buồn nhẹ khiến người xem xao xuyến. Bởi vì cách chọn vai diễn không nhằm mục đích nổi bật diễn xuất nên Lee Dong-wook có ít đất diễn để thể hiện khả năng diễn xuất trước khán giả Hàn-vốn rất coi trọng những vai diễn phô bày diễn xuất. Lee Dong-wook hay chọn vai có tâm lý nhân vật phức tạp nhưng ít thể hiện trạng thái tình cảm ra ngoài, những nhân vật có chút thờ ơ để diễn đúng vẻ thờ ơ và cũng không có những cảnh cố tình diễn vẻ thờ ơ đấy, thờ ơ vốn chỉ để thờ ơ mà thôi. Những cuộc chiến tâm lý trong phim được Lee Dong-wook chọn thường không phải là cuộc chiến bề nổi, mà có độ chìm nhất định để thể hiện bất ngờ, và đủ để giữ lại mất mát cũng như nỗi đau của nhân vật.

Review ngắn 4 phim Lee Dong-wook đóng lần lượt theo năm phát hành của phim.

Arang (2006)

 Phim ma mà không phải phim ma, không phải phim ma nhưng là phim ma. ^^ Nói lòng vòng  để tránh spoiler, bởi vì tôi thích twist này của phim nhưng sẽ không phân tích để giữ lại tính hấp dẫn. Phim kể về vụ giết người hàng loạt và những bí ẩn về cách thức giết người cũng như lý do giết người. Phim tạo được cảm giác đối với người xem trong cách quay phim cũng như cách thể hiện, không quá chú trọng đến miêu tả lại những cái chết, mà chú trọng đến cách thức họ chết hơn, tôi thích cách thể hiện này.

Nội dung tương đối hợp lý, cách thức thể hiện thông minh tuy có giông giống một truyện của Sherlock Home. Cấu trúc hợp lý và đồng đều giữa các nhân vật, không lên gân quá đà. Kết cấu đan xen được bí ẩn, tuy cách thể hiện còn đôi chút chưa nhuyễn, nhưng sử dụng bí ẩn không chỉ để là bí ẩn mà nhằm thể hiện tâm lý nhân vật nên hợp tình để kết thúc vấn đề tròn trành. Lee Dong-wook diễn vừa vặn, tuy cảm xúc thời điểm đôi chỗ vẫn chưa thật chín, vẫn có thể diễn tốt hơn nữa. Song Yoon-ah diễn thiếu lửa ở những chỗ cần thiết, nhưng lại overact ở những đoạn không cần thiết là một điều đáng tiếc, tuy nhiên nhìn chung diễn ra tâm trạng nhân vật nên không đến nỗi khó chịu. 6

The Perfect Couple (2007)

 Phim này dễ xem nhất vì là phim hành động hài hước. Câu chuyện của một viên cảnh sát nóng nảy và một nữ phóng viên tưng tửng cùng chiến đấu chống lại xã hội đen buôn ma túy. Phim đơn giản, tình tiết cuốn hút vừa đủ, hài hước cũng vừa đủ. Nhìn chung nội dung phim không có vấn đề gì đáng khen, nhưng cũng chẳng có gì đáng chê, tuy có đôi chỗ phim thể hiện sự tưng tửng của mình hơi quá đà, nhưng cũng chưa đến mức khó chịu.

Thích cách chọn vai của Lee Dong-wook, một nhân viên cảnh sát bắn súng rất giỏi nhưng sợ vật nhọn đối diện với chứng bệnh tâm lý của mình, mà cảnh sát ở Hàn đúng là sợ dao hơn sợ súng thật do luật pháp Hàn cấm sử dụng súng. Mấy phim truyền hình Hàn có xu hướng súng ống xạo cho giống phim Mỹ đùng đoàng chứ phim điện ảnh thì đỡ hơn. Ngoài ra tương tác tình cảm của phim dễ thương, tửng tửng xem được. Lee Dong-wook diễn duyên dáng, đánh đấm ra trò, thể hiện bạo lực vừa đủ trên con đường đi tìm sự công bằng. Nữ chính diễn xuất không duyên dáng đúng theo yêu cầu vai diễn nên ổn. 6

Hearbreak Library (2008)

 Phim này là phim dở nhất trong 4 phim. Dở vì đạo diễn đi vào dòng phim thế mạnh của Nhật-dòng phim giải tỏa bi kịch. Nói chung nếu ai không chuyên dòng phim này thì xem cũng không đến nỗi nào, phim cũng tiệm cận được vấn đề, nhưng không đi đến cuối vấn đề được vì phim giữ lại tính hấp dẫn và bất ngờ của câu chuyện nhưng chọn điểm vỡ không đắt. Tuy nhiên vì lý do như trên nên phim dễ xem hơn vì ít buồn ngủ hơn trong đề tài vốn dĩ khiến khán giả gật lên gật xuống nếu không quen.

Hearbreak Library không phải phim hay nhưng là một phim có thể mang lại cảm xúc cho khán giả xem nó, có một chút trống vắng, bơ vơ trên hành trình tìm về trang sách thứ 198. Cách giải quyết vấn đề rất Hàn khi mục đích mang đến cho khán giả là trả lời câu hỏi có tìm được không, chứ không phải tìm được cái gì. Tuy nhiên thích diễn xuất lơ ngơ của Lee Dong-wook trong phim này, cũng như có một chút cảm tình với đoạn kết vỡ ra của phim, tuy có cố sâu sắc hóa vấn đề. 4

The Recipe (2009)

 Có cảm tình với 30 phút cuối phim, thích đoạn kết, nhưng thật sự món mầm đá phim cho ăn hơn một tiếng đồng hồ đoán già đoán non phát mệt. Phim nói về sự ra đi và ở lại, nói về vẻ đẹp cũng như sức cuốn hút của đậu tương và men rượu. Nhìn chung là một phim đi tìm lại vẻ đẹp của nông thôn Hàn Quốc, thể hiện lại câu chuyện tình yêu có chút buồn và hành trình chợ đợi và tìm về tình yêu của nhân vật chính, tuy rằng hành trình đó chẳng đi đến đâu nhưng ít nhất người ta đã chờ đợi và đi tìm sự chờ đợi.

Trong phim có một số yếu tố huyền hoặc, một số yếu tố mơ màng phi lý, tuy nhiên bởi mơ màng vốn dĩ đã phi lý nên không thành vấn đề. Ba mươi phút cuối của phim quay đẹp, thanh thoát, dịu dàng nên xem rất thích. Hoa đào dịu dàng, khung cảnh đơn sơ bình yên nên lãng mạn. Đoạn kết thoáng buồn nhưng thanh, giữ kỷ niệm ở lại với những chú bướm tràn về, và ra đi với số phận sắp đặt một ngày trời lãng du.

Nhìn chung 2 /3 thời lượng đầu phim với 1/3 thời lượng cuối lạc nhau, diễn xuất của nam diễn viên đảm nhận vai người đi tìm hiểu vấn đề thiếu duyên dáng nên câu chuyện cũng vì thế tạo cảm giác lạc lõng, người xem hoàn toàn có thể tua qua vẫn hiểu hết vấn đề ở 1/3 thời lượng cuối. Đó là điểm yếu lớn nhất của phim.

Phim thích hợp với những khán giả thích phim buồn với sad ending như tôi. Diễn xuất không nổi bật, nhưng tổng thể không khí đượm buồn của phim đẹp, một câu chuyện buồn không nhằm lấy nước mắt đã là một thành công đối với phim Hàn, hơn nữa phim thể hiện được vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của lòng người một cách đơn giản và thuần khiết nên cũng trong lành như những giây phút cuối phim. Lee Dong-wook và Lee Yo-won xuất hiện rất ít nhưng những cảnh cả hai xuất hiện đều gợi. 5

Tôi sử dụng một cảnh đẹp trong Recipe để kết bài. Một phần vì poster Recipe không thể hiện được vẻ đẹp của phim nên mới phá bố cục bài để bổ sung.

Bài viết liên quan

Các drama Lee Dong Wook đóng

Categories: Korean movies | Tags: , , , , , | 19 Comments

Dare mo mamotte kuranai

Nobody to Watch Over Me

Nội dung phim kể về quá trình giám hộ thân nhân của tội phạm giết người trong xã hội kỳ thị hà khắc của Nhật Bản. Theo nhận xét của tôi thì nội dung phim không khó để hiểu nhưng tôi đánh giá cách thể hiện của phim này khá xoàng xĩnh. Phim xây dựng một nội dung chán không thể chán hơn và cách thể hiện cường điệu không thể cường điệu hơn. Tôi không nhận thấy hiện thực mà các nhà làm phim gởi gắm qua các nhân vật và tình huống. Ngược lại phim mang đến cho tôi cảm giác giả tạo khi cố khắc họa hiện thực. Phim này nói chung cách thực hiện khá luẩn quẩn trong ý tưởng.

Tôi không thích cách khắc họa chi tiết và ôm đồm chỉ trong thời gian vài ngày rồi đặt vào đó vòng luẩn quẩn giữa quá khứ của người cảnh sát, hiện thực tang thương của cô bé được giám hộ. Cách thể hiện xã hội chà đạp lên gia đình cô bé tôi cũng phần nào chấp nhận được nhưng dường như các nhà làm phim cứ muốn xoáy vào vấn đề đó mà quên đi những mấu chốt nhỏ để tránh được những sự việc sẽ có thể diễn ra. Ví dụ điển hình tôi la lên khi cảnh sát đưa cô bé ra khỏi ngôi nhà mà không có biện pháp che mặt cô bé lại, một lỗi nghiệp vụ sơ đẳng có thể tránh khỏi khối việc nảy sinh. Các phương tiện truyền thông khi đưa hình có thực hiện biện pháp xóa nhòa gương mặt của kẻ sát nhân nhưng vẫn đưa gương mặt của cô bé lên??? Không hiểu nổi!

Tôi hiểu được tính cực đoan của người Nhật trong vấn đề này nhưng không thể chịu nổi cách các nhà làm phim sắp xếp các tình tiết tình cờ để phim cố chứng tỏ sự phức tạp mà vấn đề nó đặt ra. Vấn đề gượng ép cuả phim chính là sự ôm đồm khi đặt ra nhiều vấn đề nhưng lại không giải quyết chặt chẽ. Ngoài ra cách xây dựng tính cách nhân vật trong gia đình hung thủ trái ngược với xã hội khiến tôi lạ lẫm. Tôi cực không thích điều này khi mà các nhân vật trong phim không nhận thức và cố gắng hiểu hoàn cảnh mang lại. Họ sống trong xã hội Nhật và họ phải biết rằng có sự khinh miệt từ xã hội đối với hung thủ giết người và gia đình hung thủ. Nhưng khi gặp vấn đề dường như họ không nhận thức rõ ràng cần làm gì mà cứ bấu víu vào cảnh sát rồi hoang mang vô tội vạ. Đây chính là mâu thuẩn của kịch bản khi cứ đề cập đến tác động từ hướng cảnh sát quá nhiều. Kiểu mâu thuẩn này tôi thấy giống mâu thuẩn của phương Tây khi cảnh sát thực hiện bảo vệ người dân chứ không thể hiện được đây là cuộc sống người Nhật. Đoạn trên có thể tóm gọn trong một câu: gia đình của hung thủ được miêu tả hiền lành quá mức trong khi xã hội được miêu tả tàn nhẫn trên mức hiện thực.

Vấn đề thứ hai là về cảnh sát và nhà báo. Khi cảnh sát tiến hành bắt tội phạm tại nhà hung thủ thì toàn bộ các phóng viên thính mũi hết thảy nên biết cảnh sát đi đâu, làm gì hết. Đó là chưa nói đến vấn đề nhân vật trong phim chỉ mới là đối tượng tình nghi về mặt luật pháp thôi. Nói chung là cảnh sát có quá nhiều sơ hở và được miêu tả quá yếu đuối trong khi sức mạnh của truyền thông tự do dân chủ quá mức chấp nhận.

Hai điểm trái ngược đó khiến phim khá giả tạo nên tôi không chấp nhận được lý thuyết mà phim đưa ra. Còn về vấn đề tâm lý nhân vật khá rắc rối chứ không thật sự phức tạp hay hiện thực. Phim chỉ nêu lên các tình huống mà không nêu được lý do tồn tại nên các tình tiết nhát gừng, rời rạc. Tâm lý lưng chừng của nhân viên cảnh sát, tâm lý lưng chừng của cô bé em gái và các tình huống xây dựng nên sợi dây liên kết của các nhân vật khá gượng. Tôi không quan tâm đến câu chuyện riêng của người cảnh sát nhiều bằng tâm lý của nhân vật cô em gái vì tôi thấy không cần thiết phải ôm đồm như vậy. Tâm lý cuả cô em gái hung thủ được xây dựng thiếu chiều sâu, cũng mắc phải khuyết điểm ngây thơ quá mức. Tôi đề cập đến từ ngây thơ với ý nghĩa tiêu cực của từ này và phân biệt ngây thơ khác với trong sáng. Cách khắc họa nội tâm nhân vật không đa chiều mà khá vụng về. Cách cô bé phản ứng với sự việc xảy ra với bản thân và gia đình không thể hiện được tâm lý hoang mang bất định của em, trong khi tôi nghĩ phim cần phải khắc họa được tâm lý em học cách chấp nhận cuộc đời qua lăng kính của bản thân nhiều hơn là nhảy lên và la hét chẳng vì mục đích gì như thế. Kịch bản không thể hiện được sự thấu hiểu nội tâm của nhân vật nên rất lưng chừng.

Với một phim được thực hiện theo phong cách phảng phất phim tài liệu này thì không cần yêu cầu nhiều về cách dựng phim hay âm nhạc mà nội dung kịch bản giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định hơn cả. Tôi nghĩ có lẽ do mục đích chính của phim khi thực hiện là nhằm tham gia Oscar nên phim mang dấu ấn lai căng rất rõ nét về cách xử lý kịch bản và dàn dựng như thế này. Tuy tôi không phải fan của phim Mỹ nhưng phải nhận xét phim Mỹ làm những đề tài này khá hơn Nhật hẳn. Phim Mỹ khá hơn phim Nhật vì cách giải quyết tình huống như trong phim này phù hợp với văn hóa Mỹ hơn nhiều so với văn hóa Nhật. Tôi lấy làm tiếc khi phim này thiếu hẳn dấu ấn nghệ thuật Nhật trong cách dàn dựng mà bắt chước cách dàn dựng của điện ảnh Hollywood, tuy nhiên không đủ tầm để xây dựng các tình huống ăn điểm như nền điện ảnh lớn nhất thế giới từng làm được theo đúng phong cách riêng và văn hóa riêng của họ. 4/10

Categories: Japanese movies | Tags: , | 2 Comments

My so called love

My so called love

Xem xong phim này thật tình hết hứng xem vài phim Đài Loan đang chờ xem để tìm hiểu về nền điện ảnh mà tôi không đụng đến đã lâu. Vì không muốn mới bắt đầu lại đã xem ngay các phim của Hầu Hiếu Hiền nên tôi quyết định xem những phim này trước nhằm tập làm quen, tránh cảm giác dội ngược mà vẫn bị dội ngược..

Thứ nhất không thích cách diễn của bạn nữ chính dù diễn viên này khá đẹp. Cộng vào đó không thích cách xây dựng hoàn cảnh sống cũng như tính cách nhân vật nữ chính. Đồng ý là phim xây dựng tính cách theo kiểu hiện đại đa chiều và đa nhân cách. Đồng ý là phim đi theo trường phái hơi siêu cá nhân một chút nhưng mà cái chính là phim không tạo được cảm xúc gì khi xem cả, ngay cả cảm xúc ghét nhân vật cũng không vì kết cấu kịch bản nhập nhằng.

Có lẽ các nhà làm phim hướng đến thông điệp tình yêu nhẹ nhàng lưu lại trong quá khứ và vẫn sống trong hiện tại nơi gọi lại một tình yêu ảo ảnh và mơ hồ. Và có lẽ tôi không hợp lắm với phong cách làm phim của Đài Loan nên còn khá bỡ ngỡ với kiểu làm không đầu không cuối mà đoạn giữa lại quá rối rắm như phim này.

Phim chứa đựng quá nhiều sự cay đắng của cuộc đời, một cô gái với tuổi thơ bị bỏ rơi ngay từ lúc còn ẳm ngữa, sau đó được mẹ tìm về  nhưng bị quấy rối tình dục mức độ nhẹ bởi cha dượng, rồi bỏ nhà đi sống chung với bạn trai. Bạn trai đi bộ đội nên cô thiếu tiền và muốn làm gái bao, gặp một người đàn ông khác yêu nhập nhằng và trao thân nhưng cuối cùng muốn giữ lòng tự trọng. Tình yêu không rõ ràng…

Một chàng trai có gia đình tan vỡ vì bố mẹ ly dị, sống chung với người yêu thời trung học, rớt đại học, sau đó đi bộ đội và bị người yêu phản bội, tiếp sau đó gặp một người bạn trai và sử dụng người bạn trai đó để thử thách bạn gái nữ (phim này có một số nội dung đồng tính).

Phim còn kể về một người đàn ông thành đạt nhưng không yêu vợ và đi ngoại tình trong khi vợ đang có thai. Một cô em gái sợ sệt chấp nhận sự quấy rối tình dục bởi cha dượng nữa.

Với một nội dung chứa đựng quá nhiều mặt trái của xã hội như phim này khiến cuộc sống được miêu tả cay đắng quá. Cảm giác của tôi khi xem phim này là thấy sao phim giả tạo và cố chứng tỏ bản thân đến vậy khi muốn chất chứa quá nhiều sự hoang mang bất định như thế trong tâm lý con người. Tôi ghét cảm giác giả tạo mà phim mang lại, cảm giác các nhân vật bất lực và buông cuộc đời theo sự chán chường của mình mà không cố gắng thay đổi nó dù họ có khả năng thay đổi. Ý nghĩa cuộc sống trong phim dường như vô hồn. Các nhân vật dường như không trãi nghiệm sự hạnh phúc trong cuộc sống mà cứ bất lực chấp nhận. Hầu khắp các nhân vật đều có tính cách rất khó liên hệ vì họ không bất cần đời mà cũng không cần đời, họ cứ yêu, cứ trãi nghiệm và mặc kệ cuộc đời rồi hoang mang gọi đâu là tình yêu mà không chịu thức tỉnh bản thân. Họ bất lực trong cảm giác của họ, họ muốn nổi loạn nhưng phim không chỉ ra mục đích để họ nổi loạn . Họ cứ thế mà đi, cứ thế mà tồn tại không vứt bỏ, cũng không hy vọng vào cuộc đời.

Tình yêu trong phim không có hồn mà bị phủ vây trong trạng thái mơ hồ tự tạo của đạo diễn. Chẳng biết ai yêu ai và cũng chẳng biết họ yêu vì cái gì mà chỉ biết họ không rõ ràng trong tình cảm của mình, không rõ ràng với chính bản thân họ. Nói chng nội dung phim này đối với tôi khá loãng vì sự tham lam và dàn trãi của nó.

Cách dựng phim khá, màu sắc và âm thanh được thực hiện tương đối và có phong vị của điện ảnh. Tuy nhiên trong phim có một vài cảnh nóng thể hiện mối quan hệ đồng tính mà tôi không hiểu lý do để thật sự cần thiết có sự tồn tại đó. Diễn xuất trung bình tuy nhiên vì không cảm được nội dung phim nên phần diễn xuất bình bình này không ấn tượng.

Tôi không thích đoạn cuối phim cho lắm vì tính chất nước đôi cả nó. Cách thể hiện cố tỏ ra khó hiểu của phim khiến tôi khá khó chịu vì vốn dĩ nội dung của nó rối rắm nhưng cách thể hiện không đủ sâu sắc hay những ý tứ ẩn dụ của nó không đủ sắc mà lại cố chứng tỏ mình. Có thể nói tôi không thích sự khó hiểu cố tạo mang danh nghệ thuật này. Tôi nhận xét phim này là một dạng phim nghệ thuật khá nửa vời là vì thế.

Điều duy nhất đọng lại sau khi xem xong là niềm hoang mang trong ánh mắt của những nhân vật nam. Một phim không khó xem nhưng khó cảm. 4/10

Categories: Chinese movies | Tags: , | 1 Comment

Art of Seduction, May be, Heartbreak Library

Nghệ thuật quyến rũ

Art of Seduction

Phim hài có Son Ye-jin và Song Il-gook đóng. Phim kể về một cặp trời sinh kẻ tám lạng người nửa cân trong vấn đề lừa tình kiếm tiền gặp nhau và rồi sau đó cảm nắng nhau. Nhận xét chung là phần đầu phim coi được, những tình huống cười đơn giản tuy có sao chép đâu đó nhưng khá hài hước và có duyên. Nhưng đến lúc phim chuyển biến ở đoạn giữa qua màn sâu sắc thấy nội dung phim chuyển qua màn lãng… xẹt, thật tình là lãng xẹt và vớ vẩn gì đâu. Khúc giữa đó thiếu tính tương tác cân bằng để kẻ cướp gặp bà già nên không vui chút nào mà hơi sến nữa, điều này đoạn đầu thực hiện khá.

Tính cách nhân vật thì không xuất sắc gì rồi nhưng mà mấy màn chơi khăm thiếu sức hút. Các tình tiết hài hước trong phim này không độc đáo và thông minh mà khá sáo và nghèo nàn. Tuy nhiên an ủi là diễn xuất trong phim tạm được và các cảnh quay cũng tạm được. Tuy nhiên cách giải quyết ở đoạn cuối của phim khi trở về lại những tình huống gây cười lúc đã đi qua khúc giữa sến rện khá điêu. Đoạn kết không thuyết phục và khá nhàm khi quá cố gắng trở nên tưng tửng nhưng lại lạc nhịp với đoạn giữa sến đó. Vì những lý do đó khiến phim thành phim hài bình thường khi tửng không đủ mà sâu thì cũng không đầy. Hai diễn viên diễn được nhưng chemistry khá nghèo nàn nên không hấp dẫn cho lắm. 5/10 cho phim này vì  biased cho phim có Son Ye-jin.

Thỏ và thằn lằn

May be

Phim này có Jang Hyuk đóng. Thỏ và Thằn Lằn được thực hiện như một phim tâm lý lãng đãng. Theo tôi đánh giá thì dòng phim tâm lý lãng đãng này thì Hàn Quốc rất non tay trong cách thực hiện khi khá tham lam muốn đưa vào phim một hệ tâm lý khá sâu nhưng không đủ sắc sảo để khắc họa lên những mảng khối tâm lý phức tạp nhằm lắng đọng lại ở khán giả.

Cụ thể với Thỏ và Thằn Lằn cũng là sự ôm đồm như thế khi xây dựng một cốt truyện lãng đãng không tới nên các tình tiết không thoát ra được để bay lên mà đông cứng trong sự tính toán có chủ ý khá lộ của đạo diễn trong những sự tình cờ hên xui. Các tình tiết tuy có liên kết với nhau nhưng là một mối liên kết yếu khi những mạch cảm xúc ngầm không được khai thông. Các nguyên nhân phim đặt ra để có thể thôi thúc nhân vật cũng như khán giả tìm hiểu về quá khứ được thể hiện sơ sài và đại khái. Một vài dư ảnh tâm lý được các nhà làm phim khai thác không đủ ấn tượng như con gấu bông hay con thỏ màu đỏ trong trí nhớ của nhân vật nam chính. Tính cách nhân vật bình thường, diễn xuất trong phim cũng khá bình thường. Khá nhiều tình tiết phụ dư thừa không có tác dụng. Sự thay đổi tâm lý mà phim hướng đến và giải quyết trong đoạn cuối cố cứu vãn những điểm yếu những tập trước nhưng không thành công khiến phim trở nên rườm rà và nhạt nhẽo. Phim yếu quá nên 3/10.

Hearbreak Library

Hearbreak Library

Xem phim này vì thích diễn viên Lee Dong-wook. Tuy nhiên đây lại là một phim tâm lý khá yếu nữa của Hàn Quốc. Phim không khá khẳm gì nhưng vẫn xem hết. Lý do xem hết nằm ở câu đầu.

Phim này kể về chuyện một chàng trai tìm kiếm người yêu vì người yêu đã hẹn với chàng ta một lời hẹn nằm trong trang 198 của một cuốn sách. Vì các nhà làm phim muốn tạo yếu tố hấp dẫn để lôi kéo sự chú ý khán giả nhưng các tình tiết được xây dựng dễ đoán nên sự câu kéo tính hấp dẫn đó thất bại. Cách thực hiện theo dạng nửa vời với dòng phim tâm lý pha tình yêu như thế này không khơi gợi được nhiều sự đồng cảm của khán giả vì không đủ đất để thể hiện tâm lý nhân vật chính cũng như nỗi đau của họ. Cùng đó là một số tình tiết bỏ vào khá vô lý nhằm đánh lừa suy luận của khán giả hơi quá trớn nên khá phản cảm, tạo nên chuỗi liên kết rời rạc. Ở phim này cũng như Thỏ và Thằn Lằn không có nhiều cảm giác điện ảnh trong phim vì tính ẩn dụ, tượng trưng không được tận dụng đúng mức nên phim trở nên làng xàng.

Tôi thích vẻ mặt ngơ ngơ của Lee Dong-wook trong phim này, Eugene diễn cũng tạm được nhưng mà dường như chẳng đọng lại gì lúc xem cũng như sau khi xem xong cả. Cách giải quyết của phim cũng yếu khi cao trào không ấn tượng nên lúc gỡ nút thắt cũng khá vụng về khi cố tạo ra vẻ sâu sắc như căn bệnh mãn tính của điện ảnh Hàn Quốc. Vì phim cũng yếu nên 4/10.

Khi nào rảnh sẽ sắp xếp viết nhận xét một số phim điện ảnh theo trường phái ấn tượng nhục thể của Hàn Quốc, Dòng phim đó khá hơn dòng phim tâm lý lãng đãng mà hai phim trên đi theo. Dòng tâm lý lãng đãng này nếu ai muốn tìm phim hay xem thì nên tìm xem thêm ở điện ảnh Nhật, phim điện ảnh Nhật sẽ thuyết phục hơn với những hình ảnh tượng trưng cũng như cách giải quyết các twist rất nhẹ nhưng sâu.

Categories: Korean movies | Tags: , , , , | Leave a comment

Review 5 movie có Shin Min-ah.

Shin Min-ah

Nhân dịp hứng thú với diễn xuất dễ thương của Shin Min-ah nên tìm phim cô đóng để xem. Dòng phim Shin Min-ah chọn trong điện ảnh không có phong vị riêng mà theo cách chọn đại trà của những diễn viên nữ Hàn Quốc bây giờ. Đa số các phim cô đóng là phim bi kịch, hành động đậm chất Hàn. Với các phim đã xem của Shin Min-ah tôi đã xem thì phim hành động khá nhất là La Dolce Vita đóng cùng Lee Beung-hun, phim tình cảm khá nhất là The naked kitchen đóng cùng Joon Ji-hoo. Và dĩ nhiên sẽ review hai phim đấy. Ngoài ra phim hài-ca nhạc của cô đóng với Joo Seung-woo xem cũng khá được. Còn lại các phim khác khá bình thường nếu không nói thẳng là dở. Cùng đi lang thang theo thứ tự xem của tôi vậy.

La Dolce Vita

La Dolce Vita:

Phim này xem lâu rồi và giờ không nhớ thật rõ các chi tiết của nó. Tuy nhiên vẫn nhớ những cảm xúc mà nó mang lại khi xem. Phim hành động này xem hấp dẫn tuy không thật sự thuyết phục và có vẻ Lee Byung-hun diễn quá tốt nên át cả những diễn viên khác khiến tôi nhớ về nhân vật của Lee nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn nhớ ấn tượng nhẹ nhàng trong vai diễn của Shin Min-ah bởi cái nhìn man mác buồn trong lo lắng của cô. Như thế đã là thành công với một nhân vật nữ trong một bộ phim hành động mà nam chính chiếm nhiều đất diễn hơn. Phim còn một vài chi tiết nhr không hợp lý nhưng … bỏ qua vậy vì các phần khác logic át được các yếu tố vô lý đó. Điều tôi không thích nhất ở phim này là đoạn kết cường điệu của nó. Đoạn kết ấn tượng nhưng cách thể hiện của nó dường như miêu tả quá nhiều mà thiếu đi những khoảng lặng tôi nghĩ là cần thiết để đong lại sâu hơn trong khán giả ngoài sự bi thương của nó. Nhưng mà nhìn chung thì duyệt phim này vì tính hấp dẫn của nó và diễn xuất khá ổn của các diễn viên. Nhớ màu đỏ đen trong đoạn kết được thực hiện tốt, tạo dư ảnh màu đỏ trong đầu tôi đến giờ. Đây là một phim điện ảnh Hàn Quốc làm tốt.

Rate :7/10

A Million

A million:

Phim này dở. Kịch bản yếu, cảm xúc nhân vật trống hoắc, mối liên hệ rời rạc. Mục tiêu của kịch bản rộng quá nên loãng và lãng. Một cuộc chiến trả thù hướng vào sự vô tâm, hèn nhát của con người. Kẻ ác được xây dựng vô vị ngoài sự dã man mà hắn có. Tương tác giữa mối quan hệ trong phe ác dở chứng cũng phi logic nốt. Nói chung là xem được phần đầu sẽ đoán được đoạn cuối mà thôi. Về phe Thiện, 9 nhân vật nhưng các nhân vật được khắc họa hời hợt với sự mơ hồ trong cách xây dựng. Hầu như không có nhân vật nào tạo được ấn tượng với tôi, ngay cả sự vô định của họ cũng không tạo được ấn tượng. Cách xây dựng theo hướng dòng phim thriller của phim này thất bại toàn diện trong kịch bản. Cảm xúc của các nhân vật được miêu tả hời hợt, suy luận của họ cũng không thuyết phục, thâm chí phi logic. Tính nhân bản được lồng ghép lộ quá nên hời hợt khi không đặt được tính nhân bản ngầm vào mạch cảm xúc của các nhân vật. Từ những lý do đó kéo theo tập hợp tình tiết rời rạc, liên kết yếu, thiếu tính thuyết phục. Ngoại cảnh phim bình thường dù cố tạo ra vẻ bất thường. Nhìn chung đạo diễn không để lại ấn tượng gì, phim nhạt và loãng.

Rate: 2/1o

Go Go 70s

Go Go 70s:

Phim ca nhạc với sự góp mặt của Jo Seung-woo. Tôi thích cả hai diễn viên chính nên xem tuy tôi chẳng thích dòng phim ca nhạc chút nào. Đặc biệt đây lại là về nhạc rock ‘n rool, kiểu nhạc tôi…sợ vì độ lớn của nó. Chắc hẳn chẳng nói đến cái gì về nhạc nhẽo trong phim được rồi vì khi xem tôi để volume ở mức rất thấp. Tuy nhiên điều tôi ý kiến nhất khi bắt đầu xem phim là tạo hình của các nhân vật-mái tóc của họ. Fan rock ‘n roll chắc hẳn la rầm trời khi đọc vế tiếp theo quá, tôi muốn cầm kéo xẻng mấy mái tóc dài đó ghê gớm.

Tập trung vào vấn đề phim vậy, với rất nhiều điều dị ứng như thế nhưng nội dung phim và cách thể hiện của phim vẫn khiến tôi đánh giá nó là phim ca nhạc xem được, nhiều tình tiết hài hước thú vị với diễn xuất tương đối tốt của các diễn viên. Nội dung phim kể về một nhóm nhạc có thực được xem là nhóm nhạc rock ‘n roll đầu tiên ở Hàn . Thì dĩ nhiên đọc mỗi câu đó sẽ thấy hết diễn biến của phim rồi nên tôi sẽ không đề cập nhiều. Điểm thu hút tôi ở phim này không phải cốt truyện mà ở các tình tiết nhỏ hơn và dễ thương hơn. Chất ngẫu hứng trong những thanh niên mê rock ‘n roll dễ thương. Tuy nhiên phải nói trong phim này nhân vật ấn tượng tôi nhất là nhân vật của Shin Min-ah với những điệu nhảy hoang dại mang đậm chất Châu Phi. Có lẽ do nhân vật này là nhân vật nữ chính duy nhất nên nổi bật hơn hẳn các nhân vật nam. Tôi không nhớ nhiều lắm riêng mỗi nhân vật nam nhưng tôi nhớ nhiều đến tình bạn của họ, chúng không được miêu tả sắc nét và góc cạnh nhưng dễ thương và chấp nhận được với thế giới của những chàng trai đơn giản muốn nổi loạn với rock ‘n roll. Và vì đây là thế giới của những chàng trai nên lời thoại trong phim sử dụng khá nhiều tiếng lóng, sẽ một trở ngại với những khán giả yêu thích sự trong sáng trong văn từ, nhưng đối với tôi thì không sao.

Tôi thích những màn biểu diễn trong phim ngoại trừ âm lượng của nó. Ý tôi là tôi thích những cảnh ngẫu hứng điên điên của rock ‘n roll đấy. những màn biểu diễn hết mình và hấp dẫn. Bạn sẽ được nghe Jo Seung-woo và Shin Min-ah hát rock ‘n roll thật (hình như là thế), vậy tại sao không xem nhỉ?

Rate: 6/10

 

Sad Movie

Sad movie

Sad movie không những là một bộ phim buồn như cái tên của nó mà còn tẻ nhạt nữa. Hầu như nội dung phim miêu tả lại những cuộc sống buồn tẻ để đưa ra những kết cục buồn tẻ. Ý nghĩa mà các nhà làm phim hướng tới cực đoan với sự tan tành trong nước mắt. Nhìn chung là phim vô hồn và gượng ép trong chuỗi tình tiết được xây dựng rất vụng về.  Tính cách nhân vật nhàm chán không có gì hấp dẫn. Nội dung này nếu đạo diễn xử lý khéo và nhuyễn mới thật sự bật lên được, chỉ đạo nghệ thuật trong phim yếu nên xem rất chán. Tuy nhiên an ủi là trong phim có vài cảnh khá dễ thương của cặp đôi của nhân vật do Shin Min-ah đóng. Chỉ dừng lại ở đó không hơn.

Rate: 3/10

The Naked Kitchen

The Naked Kitchen:

Phim này có cốt truyện giống như My Wife’s Got Married. Tuy nhiên đau lòng nhận xét là nó hay hơn My Wife’s Got Married của Son Ye-jin. Hay hơn không hẳn ở cốt truyện gây tranh cãi mà ở tính cách nhân vật trong phim. Tính cách nhân vật trong phim này ăn đứt những tính cách lợn cợn trong My Wife’s Got Married.

Như đã nói nội dung phim được thực hiện theo xu hướng mới chịu ảnh hưởng của dòng văn học tản mạn hiện đại. Nhưng xin đừng nhầm nó có liên quan gì đến bộ truyện đầu tay của nữ văn sĩ Banana Yoshimoto. Bộ phim này hoàn toàn độc lập với nội dung cuốn tiểu thuyết Kitchen đấy.

Tôi thích tính cách nhân vật trong phim, kiểu tính cách văn học có chút gì đó bất cần và nổi loạn ngầm định. Tôi thích nét bất cần trong tập hợp tính cách trong họ dù rằng các tình tiết trong phim khá đơn giản, nếu không khó tính nhận xét là vô lý và hơi nhạt. Tình yêu và những thay đổi trong tình yêu. Có nhau và mất nhau khi đang có nhau. Có chưa hẳn là vì đã có mà mất cũng chưa hẳn là đã mất. Tình yêu không rõ ràng và không bị lý trí điều khiển để tạo thành một tập hợp những tình tiết không thật sự sâu trong vấn đề nó đặt ra, và dừng lại ở mức mơ tưởng, nếu không nói hoang tưởng trong cuộc đời của những nhân vật trong nó. Tình yêu, tình dục và cảm giác đê mê trong tình yêu và tình dục. Cảm giác không cưỡng lại từ định mệnh dù vẫn muốn cưỡng lại với một đoạn kết không hợp logic kinh điển. Tôi lấy làm lạ tôi khá khó chịu với đoạn kết trong My Wife’s Got Married nhưng một cách nào đó tôi thích một đoạn kết tương tự như vậy trong The Naked Kitchen. Viết đến đây tôi dừng lại và sẽ quay lại với phim này bằng một bài review sau vậy.

The Naked Kitchen không phải là phim hay ở cốt truyện lẫn đạo diễn, diễn xuất. Nhưng The Naked Kitchen vẫn có độ cuốn hút riêng trong những thước phim trong lành khi kết hợp các chủ đề tình dục và tình yêu vào triết lý nấu ăn. Nếu xem phim với yêu cầu cao ở tính logic, The Naked Kitchen sẽ không đáp ứng tốt được, tuy nhiên để tìm cảm giác tình yêu mơ màng thì The Naked Kichen là một lựa chọn thích hợp. Tóm gọn lại tam giác tình yêu trong phim rất mông lung nhưng có giá trị cân bằng với lý do tồn tại nó có thể hiểu được chứ không như trong My Wife’s got Married tam giác tình yêu bị lệch và lý do tồn tại vô lý.

Rate: 6/10

Categories: Korean movies | Tags: , , , , , , | 1 Comment

A frozen flower

A frozen flower

Viết tiếp bài nữa. Sẵn đã viết về diễn viên nữ đoạt giải Baeksang 2009 rồi nên viết về phim có nam diễn viên đoạt giải này luôn cho cân xứng.

Phim này ra lâu rồi và tôi xem cũng lâu rồi. Phim có nội dung bi kịch diễm tình kể về một vị vua không có khả năng quan hệ chăn gối với phụ nữ, cùng đó yêu một cận vệ với tình yêu đồng giới thanh mai trúc mã. Sau đó nhờ người tình đồng giới quan hệ với hoàng hậu để tìm kiếm một đứa con nối dõi nhằm đối phó với dư luận.

Phim có nội dung, nội dung hay là đằng khác. Tuy nhiên cách chuyển tải nội dung chưa thật sự thuyết phục tôi. Tôi có cảm giác dội khi xem phim này vì các nhà làm phim không tiết chế rất nhiều tình tiết có thể tiết chế để tình cảm trong phim đủ sức lay động theo cách gần khán giả nhất ngoại trừ cảm giác lấn át của bi thương và gợi dục.

Trước tiên phải khẳng định A frozen flower có cảnh đẹp, phục trang đẹp và diễn viên đẹp, đặc biệt là chàng cận vệ do Jo In-sung diễn. Tuy nhiên đây cũng là điều tôi đáng tiếc vì chàng cận vệ này không nam tính ngời ngời với những miêu tả trong phim mà nét đẹp thư sinh quá cùng đó với khả năng diễn xuất bình thường nữa nên nhân vật này không được lột tả toàn diện mà bị nhân vật vua do Ju Jin-mo lấn át về diễn xuất. Tầm ảnh hưởng của nhân vật nhà vua lên cốt truyện vì thế tăng cao. Ju Jin-mo diễn tốt các phân đoạn đau khổ như ngồi vẽ tranh tại phòng bên cạnh khi người tình và vợ ân ái. Ánh mắt đau khổ, tay vẽ lạc nét. Sự hóa thân trọn vẹn mang lại cho nhân vật một tâm hồn thật sự để khán giả đau cùng…

Nhân vật hoàng hậu cũng như nhân vật cận vệ mờ nhạt trước diễn xuất của Ju Jin-mo. Ngoài ra vấn đề đáng nói với hai nhân vật này là cách diễn tình cảm không thật sự nhập tâm. Tình cảm giữa hai nhân vật này chưa có độ chín trong đam mê xác thịt- điều khiến nhân vật cận vệ phản lại ý chỉ của nhà vua. Tôi thấy các cảnh quay tình cảm trên giường trong phim được miêu tả theo những khung hình cơ thể rất thừa nhưng lại thiếu cảm xúc của nhân vật. Liên tiếp 3 lần quan hệ được miêu tả theo độ nặng tăng dần nhưng cảm xúc mà các nhân vật diễn thì cũng như thế mà thôi. Lần đầu tiên có một chút ngượng ngùng, lần thứ hai không còn, lần thứ ba vẫn chưa thể hiện đủ sự đam mê. Sẵn đề cập đến vấn đề sẽ trong phim nhận xét luôn cảnh ân ái giữa hai người đàn ông. Cảnh này được miêu tả khiến cho tôi chỉ thấy được sự thèm muốn của hai người mà thôi với những ánh mắt man dại rực lửa chứ tôi không nắm bắt được tình yêu thể hiện trong ánh mắt của hai người, ánh mắt thiếu đi độ trìu mến mà tình yêu hiện trong đó. Chính vì thế cảm giác phim mang lại về tình yêu khá lưng chừng và không rõ ràng. Có thể đó là ý đồ của đạo diễn không muốn thể hiện rõ ràng điều đó!

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, phim này có nội dụng khá. Nội dung tương đối thống nhất, không choảng nhau giưa các phần như phim Hàn Quốc thường có. Một câu chuyện lịch sử được diễn lại với các cảnh quay có tính nghệ thuật nhất định. Nhưng phải nói phim này mắc phải bệnh cường điệu hóa khi miêu tả các cảnh đau thương cực kỳ ác liệt và khá vô lý trong các pha hành động đâm chém nhau. Qúa nhiều cái chết được miêu tả nên làm giảm đi giá trị những cái chết quan trọng. Đặc biệt trong cảnh quay cuối, cái ác liệt của chết chóc qua những đường kiếm khiến một cái ngoáy đầu nhìn lại của nhân vật cận vệ không đủ để lấn át lại điều đó.

Nhìn chung dòng phim melodrama của Hàn Quốc luôn cường điệu hóa mâu thuẩn. Tuy nhiên cách thể hiện độ sâu của mâu thuẩn không đủ độ sâu với lối cường điệu đó để nhân vật đồng cảm như những phim đặc sắc của Trung Quốc. Trong phim này cũng vậy, tâm lý nhân vật được miêu tả đại khái nên không thể hiện được điều gì rõ ràng hơn để bắt vào làm một cái gốc để giải thích. Cao trào trong phim chưa được xây dựng hoàn toàn thuyết phục vì các nhà làm phim không thể hiện những góc cạnh tâm lý sâu hơn của nhân vật để khán giả hiểu hơn.

A frozen flower là một phim đình đám của Hàn Quốc và đúng phong cách của Hàn Quốc. Dùng đau khổ để miêu tả tình yêu bất diệt. Miêu tả đau thương để lấy nước mắt khán giả. Phim buồn mang đậm nét bi quan khiến khán giả mủi lòng với hoàn cảnh nhân vật nhưng không thật sự hiểu-đồng cảm với nhân vật đó rằng vì sao họ làm như vậy và đưa ra nhận định cho riêng mình trong cái nền quy luật của chế độ phong kiến.

Cảnh đẹp, người đẹp và phim mang đậm tính chất bi kịch Mỹ với các phim cổ trang những năm gần đây của Holywood mà thiếu đi tính chất Á Đông huyền bí với những ràng buộc thật sự trong những con người bị bủa vây nặng nề trong tư tưởng Nho Gíao. Phim Hàn Quốc bị ảnh hưởng đậm nét bởi Hollywood nên điều này là không tránh khỏi nhưng đối với tôi điều này mang đến một cảm giác lạ lẫm.

Có thể nói điều này không phải là đặc điểm duy nhất của cổ trang Hàn Quốc, ngay cả những phim cổ trang đình đám của Trung Quốc thời gian gần đây đều dễ dàng nhận thấy cách cử lý cốt truyện đều mang hơi hướng Tây Phương (vì sản xuất cho người Mỹ xem!!!). Tôi không thích điều đó khi phủ nhận giá trị Á Đông ràng buộc lịch sử (aka: lờ đi lịch sử) để chìu khán giả mang đến cho khán giả những thước phim phi tính chất Á Đông.

Một nội dung hay, rất có tiềm năng để bật thành một tác phẩm tầm cỡ trên phim đàn. Nhưng rất đáng tiếc đạo diễn đã sử dụng thái quá các yếu tố câu khách như sex, chiến đấu trong một câu chuyện có hơi hướng thời đại đã mang sẵn tính hút khách nên đâm ra phim khá lộ liễu và phản cảm trong khâu hình ảnh. Đây là điều đáng tiếc đối với phim này khi các khâu khác như âm thanh, quay phim (trừ cảnh sex) đã làm khá để tôn lên nét nghệ thuật hơn ngoài ấn tượng là một phim quá đậm chất thị trường chứ không phải dung hòa yếu tố thị trường để bật lên ẩn ý của câu chuyện.

Rate 5/10

Categories: Korean movies | Tags: , | 2 Comments

Create a free website or blog at WordPress.com.