Posts Tagged With: Hongkong

Xích cước tiểu tử

Truong Man Ngoc

Đỗ Kỳ Phong hông phải đạo diễn mà tôi yêu thích nên ngày xưa ít xem phim của anh này. Cho nên đến bây giờ mới xem Xích cước tiểu tử (còn gọi Chân không tiểu tử).

Thật ra, tìm xem phim này vì tự dưng nhớ Trương Mạn Ngọc, nhớ ánh mắt vương buồn, đầy hoài vọng của cô ấy gởi vào tâm tình nhân vật khiến bao lần cứ ngẩn ngơ.

Trong Xích cước tiểu tử ánh mắt của Trương Mạn Ngọc vẫn vậy, đẹp áng chừng như nỗi buồn lặng rơi. Cô vào vai góa phụ lâu năm bỗng chìm vào tình yêu với tay giang hồ ẩn thân. Bằng lối diễn xuất đầy uyển chuyển thì chỉ mỗi dáng đi của cô lúc chia biệt người tình đã đủ đượm buồn rồi, nói chi đến khi máy quay lướt qua ánh mắt với những chớp nhìn chất chứa sầu chênh vênh. Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , | Leave a comment

Lục chỉ cầm ma 1994

Tôi không có khoái đồ cổ, đó là nói thật tâm, vì tất nhiên là tôi khoái giá trị hiện kim của đồ cổ ^^. Lý do thì bởi vì tôi thích tính hữu dụng của sự vật hơn tính trưng bày. Thế mà không hiểu là làm sao chỉ có phim cổ mới mang đến cho tôi cái thú ngồi ngây người xem phim được thôi. Phim mới à, nếu không phải là xem ở rạp vừa ngó vừa gặm bỏng ngô thì xem ở nhà có mà tôi vừa xem trong khi miệng thì bận ăn, mắt bận đọc, tai bận nghe hay tay chân mắc làm một cái gì đó kèm theo chứ đừng hòng mà tôi ngồi yên xem chăm chú. Bởi vì phim mới không thu hút đuợc tôi chìm trong nó, chìm trong cái tình thuần chân, đơn sơ, rốt roẻn và đầy trọng tâm của hệ thống tình tiết. Mấy ông bà trong phim mới hết ỏn qua ẻn lại chạm môi đá lưỡi thì cũng thỏn tha thỏn thẻn sờ qua soạng lại, đôi lúc xem khiến ngứa con mắt, ngứa lỗ tai chết được. Phim cũ thì rất khác, nó thu hút tôi như nam châm hút sắt vậy, dù rằng chất lượng hình ảnh của phim cũ nhòe nhoẹt, âm thanh thì lùng bùng. Thế mà tôi cứ ngồi chóc ngóc nhìn màn hình chẳng rời mắt được, dường như muốn thu cái ánh mắt diễn viên lại, muốn thu những câu thoại cụt lủn của họ lại trên khóe môi để rồi tơ tưởng đến những phim như lúc người ta tơ tưởng đến người yêu vậy. Khổ thân, xem phim cũ xong mắt đã mờ lại càng mờ hơn thế mà phải tàn nhẫn không tha cho nó, cứ thích hành con mắt và cái lỗ tai để được chìm vào ba cái chuyện tầm phào của phim ảnh, chìm vào những cảm xúc đơn phương của bản thân với điện ảnh.

Nói vu vơ để kể rằng hôm nay hơi rảnh rỗi một chút nên xem lại Lục chỉ cầm ma, bản phim có Lâm Thanh Hà đóng với Nguyên Bưu. Xem lại mới thấy phim dù đã được dựng từ rất lâu vẫn khơi được cảm xúc và ấn tượng của bản thân. Nào đâu cần những yếu tố hào nhoáng phủ đầu nhãn quan đâu, mấy kỹ xảo của phim vẫn cứ xanh xanh đỏ đỏ lập lòe nhìn thấy gớm, nhưng mà cảm xúc trong phim vẫn cứ mớm được tí men say vào một kẻ yêu kiếm hiệp như tôi. Xem lại cảm nhận phim thiếu thiếu một cái gì đó để mình say quắc cần câu bởi nó, nhưng vẫn cứ lơ tơ mơ chẳng định hình được, đúng là cảm giác lơ mơ lúc muốn say vậy, mãi một lúc sau mới tỉnh trí để nhận định được nó thiếu cái gì. Nếu tính Lục chỉ cầm ma là rượu thì với chừng đó tác động của nó đối với tôi cũng có thể nhận xét nó là rượu ngon, dù không phải là loại hảo hạng để đắm lòng vào vị tửu hậu của nó. Nhưng có hề gì, bởi với rượu thì yếu tố cần có của nó là phải khiến nguời uống say, đã say thì đã đủ để gọi nó có chất rồi, cái chất định danh để nó đuợc nhắc đến giữa muôn trùng loại rượu trên thế giới này.
Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , , | 2 Comments

The Killer – Bắn trả nợ tình thương, bắn đòi nợ anh hào

Ngô Vũ Sâm, dạo này người ta gắn tên anh với Xích Bích là phần nhiều. Nhưng với tôi, tôi chẳng mê phim mấy anh già làm bao giờ (Xích Bích được anh Ngô làm khi đã hơn 60), vì mỹ vị không hợp gu thẩm mỹ của tôi, xem thấy không khoái, thấy mỗi cái hoành tráng. Tuy cũng đáng xem nhưng thẩm mỹ thể hiện thì chỉ là xem giải trí, may là gu của anh Ngô không diêm dúa như gu dát vàng chóe chóe của anh Trương Nghệ Mưu, phim của anh Ngô cái hay vẫn còn, chỉ là giảm bớt đi sự tinh túy lúc nghiệp đạo diễn thăng hoa nhất để dựng nên những tác phẩm oanh oanh liệt liệt đi vào lòng người.

Thú thật, đạo diễn cũng là kinh doanh, đều phải chìu theo thị hiếu cả, thời nào làm phim thời nấy chứ không thể để vẻ đẹp bất di bất dịch trên lầu son gác tía được. Nhưng trên quá trình thay đổi ấy, vẻ đẹp có thể phát triển hơn hay lụi tàn đi là tùy theo thẩm mỹ quan khác nhau. Cái gu đưa Ngô Vũ Sâm lên đỉnh cao sự nghiệp đặt trong quá khứ thì là hoàng kim hoàng huy, còn nếu đặt vào thời đại bây giờ sẽ bị coi là “cổ điển” hoàng hôn. Nhưng với con mắt nhìn lại quá khứ, đặt bộ phim lên những giá trị cảm xúc thì tác phẩm hay chả bao giờ bị lỗi thời (aka: cổ điển) cả, bởi vì cảm xúc luôn sống động trong ta nếu được khơi lên đúng trọng điểm, ai bắt nhịp được ý tưởng thì sẽ cảm nhận được chiều sâu của tác phẩm đã để lại thời gian.

Nghe bài nhạc lấy cảm hứng rồi chuyển tông viết tiếp.

Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , | 4 Comments

Needing you – Khi bắt đầu yêu

Phim này anh Lưu Đức Hòa với chị Trịnh Tú Văn đóng chính, nhìn tên hai anh chị thôi là đã thấy phim hài hợp gu thị trường rồi đó, đảm bảo không khó xem. Nhưng được cái phim này do anh Đỗ Kỳ Phong đạo diễn nên gu hài thị trường không bị sến như movie tình cảm của tụi Hàn xẻng với Trung cộng đâu, kết cấu phim sáng tạo hơn hẳn nên xem thú vị, cũng không quá “tào lao” như một số phim hài “cúng” năm mới của Hồng Kông mà có được “thế” cân bằng giữa sáng tạo, ngẫu hứng và cảm xúc tươi vui cũng như suy tư về tình yêu.

Trước đây tôi từng nói trong bài review Đơn thân nam nữ về phong cách dựng của anh Đỗ Kỳ Phong là lạnh lùng pha chút sự lãng mạn “trần trụi” của cuộc đời (thật ra chữ trần trụi mới thêm vào ^^) nên sẽ rất khó xem cho những khán giả ưa mùi mẫn, mà mùi mẫn điển hình là ba cái phim Hàn xẻng và Tung Của sến trần ai bi đát xem ngán kinh hồn ông địa bây giờ đấy, bạn đọc thông cảm, phải đá đểu thế giới sến súa tôi mới chịu được chứ cứ nghĩ đến công thức cứ hễ phim tình cảm là tụi đấy phang ba cái vụ chung tình với ôm ấp nhau vào là quả thật không ngậm miệng được. Trở lại với Needing you, phong cách lành lạnh và gãy gọn của anh Đỗ Kỳ Phong trong phim này tạo nên những chuỗi tình tiết thú vị này đến thú vị khác, nhưng rất chi là tài là vẫn kết hợp được cảm xúc để tâm một chút, rung động từng chút và đặc biệt là vẫn tưng tửng với nhau. Nói một cách dân dã thì phong cách nhân vật của anh Đỗ trong phim này rất cà chớn, mà cà chớn một cách sảng khoái và biết giới hạn nên tôi thích, bởi tôi quan niệm trên đời này ai cũng cà chớn, chỉ là mức độ khác nhau và người ta thể hiện khác nhau 🙂 .
Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , , | 1 Comment

Don’t go breaking my heart-Đơn thân nam nữ

Don’t go breaking my heart là phim năm rồi của đạo diễn Đỗ Kỳ Phong, phim viết về tình yêu tuổi trẻ và nhắm đến khán giả Đại Lục nên dung hòa thị hiếu của hai nơi là Hồng kông và Trung Quốc lại, nhưng là một phim biết cách dung hòa.

Tôi chưa bao giờ thích dạng phim về tình tay ba với những màn lãng mạn bóng bẩy nhằm thể hiện tình yêu. Chúng quá xa vời với cách yêu của tôi, quá lỗng lẫy với góc nhìn của tôi, và nhạt nhẽo với khẩu vị tình yêu của tôi, bởi nó không tạo cho tôi niềm tin rằng đó là tình yêu-thứ bỏng cháy đến rát da thịt mỗi khi tôi bước đến gần, hay nói cách ngắn gọn là nó không thực-với tôi. Vì thế tất nhiên tôi sẽ không cảm nhận được đầy đủ đấy là “tình yêu”, nhưng tôi vẫn cảm nhận đầy đủ Don’t go breaking my heart là cuộc chơi của tay đạo diễn già nghề với thị hiếu mới nổi-mới thoát ra khỏi dòng kìm kẹp của những phim học thuật kiểu Tàu.
Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , | 5 Comments

Điệp huyết nhai đầu (Mảnh đạn trong đầu)

Điệp huyết nhai đầu là phim hành động, tôi chuyển tông review phim hành động cho có chút mới mẻ nhân dịp năm mới. Tuy nhiên vẫn đà phim cũ làm tới, phim mới thì tôi sẽ chờ khi nó cũ.

Main theme miên man của phim.

Điệp huyết nhai đầu kể về câu chuyện của ba người bạn cùng lạc vào cuộc chiến tranh Việt Nam những năm 60. Điều ấn tượng đối với tôi không phải ở nội dung cốt truyện, mà chính ở cách thức hành động được Ngô Vũ Sâm chăm chút để miêu tả lại. Phim không có một ý tưởng nghệ thuật nào, tuy nhiên phải nói rằng phim hay nhất ở sự tinh gọn của các tình tiết, miêu tả đặc sắc không gian hành động nhưng vẫn đủ tâm lý nhân vật để khán giả xúc động, nhưng nhấn mạnh là không mua nước mắt khán giả. Tâm lý có bức bách nhưng không bế tắc, dứt khoát và gãy gọn đi đúng tiến trình căng dây thần kinh của nhân vật, nhưng ẩn sau sự căng thẳng đó là cả một khao khát cháy bỏng mưu cầu sự bình yên để trở về. Dạo gần đây phim hành động thể loại mới nghiêng nhiều về tính hình sự nhiều hơn, phát triển tâm lý nhân vật sâu hơn. Nhưng vì thế chỉ có một số ít phim tạo được dấu ấn đáng nhớ khi cô đọng được ý tưởng của mình, còn lại dường như đều đi vào lối mòn lan man khóc lóc búa xua.
Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , , | Leave a comment

Kim chi ngọc diệp

Sự lãng mạn đôi khi rất ngẫu hứng xí ngầu. Mà trong Kim chi ngọc diệp là như thế.
Kim chi ngọc diệp lãng mạn rất lạ với một cốt truyện rất lạ và bất ngờ. Tôi không nghĩ tôi thích Kim chi ngọc diệp nhiều để dành thật nhiều lời khen tặng, nhưng tôi biết mình rất có cảm tình, một cảm tình cũng rất lạ trong phim, để rồi không hẳn là cảm phim, cũng không hẳn là thích phim, mà chỉ là những cảm giác man mác ở nội dung cốt truyện, hay ánh mắt đăm chiêu, cử động hình thể quíu người như thể “không thể nói gì được” của Trương Quốc Vinh diễn tả mà thôi.

Kim chi ngọc diệp với tôi là một mớ lãng mạn hỗn độn, hỗn độn trong tình yêu “loạn thế giai nhân”, hỗn độn trong cái tôi cá nhân và tình yêu dành cho một người. Nhưng cảm xúc của phim đối với tôi lại chẳng hỗn độn chút nào, cứ mang mang tình yêu gợi cảm, theo cái kiểu gợi cảm tinh thần luyến lưu nhưng không bao giờ thành hình, để không tiếc nuối, nhưng lại đẹp một cách …dở dang. Và vì dở dang nên hoang mang, mang mang…
Continue reading

Categories: Peter Chan | Tags: , , | 4 Comments

Thần Ăn-The God of Cookery

Một “chiêu” tưởng tượng gây cười độc đáo của Châu, mà ở Hàn Quốc có một cặp biên kịch truyền hình nổi tiếng học hỏi gần 10 năm rồi nhưng vẫn còn phải “xách dép” cho Châu về khoản “chơi chiêu” cũng như khoản ý tưởng.

Có thể tóm gọn nội dung phim ở một câu: xuống chó lên voi.

Phim nói về hành trình tìm lại vinh quang của một tay Thần Ăn “mất dạy”. Nói “mất dạy” là vì đoạn đầu hắn quá kệch cỡm, lố bịch và xấc xược. Những tình tiết gây hài được dựng nên trên nền “mất dạy” đó, chúng rất đậm gia vị hài nhảm của Châu Tinh Trì. Vui đấy nhưng cũng cực kỳ khó chịu.

Tuy nhiên vì “mất dạy” nên hắn phải mất tất cả do chuốc ghét của thiên hạ, mà đại diện là tay đệ tử không biết nhục của chính hắn. Chúng ta không lạ với ý tưởng này, nhưng đây luôn là ý tưởng hay, con người phải trả giá cho lối sống của mình, vinh đấy rồi nhục đấy chỉ trong gang tấc mà thôi. Châu Tinh Trì hay bàn đến vinh nhục, tề gia, lập nghiệp ở phim của mình. Và ở đây là bài học về thế thái nhân sinh khi đẩy tay Thần Ăn lên cao chót vót rồi đè bẹp xuống mặt đất bình dân nhất, một bài học nhãn tiền, gieo nhân thì phải gặp quả. Qúa trình “xuống chó” của phim được miêu tả đặc sắc với kiểu hài hước mà không có melodrama nào địch nổi để miêu tả te tua một cách trực diện như thế mà vẫn gây cười, vẫn ngồi xem mà lẩm bẩm đáng đời mày vì ngày xưa dám láo toét làm gì.

Nhưng trong quá trình trưởng thành đấy thì điều đọng lại chính là thứ tình cảm của dân thường, thứ tình lâu lâu lót dép đợi sung rụng được miêu tả rất thú vị trong phim. Chữ tình bắt đầu khi người ta hoạn nạn nguy khó là một ý tưởng …xưa như trái đất, nhưng luôn vững chắc như trái đất vậy. Lòng người dễ dàng nhận biết nhất qua những lúc ngặt như thế, để người ta hiểu về được, mất của cuộc đời. Chính từ đấy thỏa chí sáng tạo của Châu Tinh Trì về việc nhại lại hằngng sa số phim, chương trình khác, một đặc tính hài thực dụng rất Châu Tinh Trì.
Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , | Leave a comment

Blog at WordPress.com.