Posts Tagged With: lãng đãng

Love letter – Năm ấy, một mảnh tình thơ…

takashi

Love letter 1995 là một phim hay, nhưng không có gì nhiều để nói.

Bởi nói ra, sợ phim sẽ thôi mong manh, thôi u buồn, thôi lãng đãng, một chút tình rơi.

Phim bắt đầu bằng sự tình cờ, nhưng kết thúc bằng niềm nhớ hoài vương. Về một mối tình chôn giấu – chỉ được biết đến sau khi người đã đi về nơi xa lắm. Chút vô tâm, chút thênh thang quá khứ bất chợt gợi lại, khiến cõi lòng chông chênh, như tuyết lênh đênh đổ xuống, nơi nền trời trắng phau hoài niệm.

Tình yêu buồn, lặng lẽ, khẽ khàng, để rồi mãi miết chờn vờn chẳng thể lãng quên.

Tìm kiếm, hí họa, giỡn chơi, và chia biệt.

Kỷ niệm ấy, tình thơ ấy, thành hình chỉ vừa kịp để nhớ về chàng trai năm đó.   Continue reading

Categories: Japanese movies | Tags: , | 5 Comments

Đa tình kiếm khách vô tình kiếm – Hoài niệm một chiều mưa bay

Tôi không bàn về Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm, tôi chỉ cảm khái vài dòng về tình yêu Lý Tầm Hoan trong truyện mà thôi.

Đọc truyện Cổ Long cần sự trãi nghiệm tương đối, ở cả tính chất giang hồ của những con người sống không cần ngày mai, và cả ở kinh nghiệm tình trường lừng khừng và thấp thỏm. Bạn cần yêu đương phóng khoáng một chút, cần lâu lâu phóng đãng một chút để cảm nhận chất say trong văn phong và nội hàm câu chuyện. Bởi truyện của Cổ Long là những câu chuyện về những người say đi trong cuộc đời. Họ là chính họ, không hoàn mỹ để tự tạo cho mình một kết cục viên mãn, họ say một thứ men rượu đậm mùi đời, nồng cay và ngờn ngợn cổ họng khi sống và yêu. Họ mang nặng tâm tư của những con người chưa được toạị nguyện, nhưng chấp nhận chứ ít cưỡng cầu. Họ chẳng phải là lý tưởng, mà là hiện thực của những tuổi trẻ dang dở.

Tôi là kẻ khá tuyệt đối trong tình yêu, đối với tôi yêu không cần phải đắm đuối và nồng nàn êm ấm. Yêu đối với tôi là một niềm tin còn khả năng phát triển, khi mà niềm tin đó tụt dốc – dù với bất cứ lý do gì thì nó đã tan thành tro tàn, ta chỉ nên giữ những cảm xúc đã kết tinh làm hơi ấm kỷ niệm – trước khi nó bị bôi đen bằng những nhập nhằng và lôi thôi. Thế nên tôi hiểu Lý Tầm Hoan và Lâm Thi Âm đôi phần. Tôi hiểu vì sao anh ta phải khổ vậy trên đường tình, khi chắp nối mối duyên cho Lâm Thi Âm và Long Tiêu Vân để rồi cả ba cuộc đời là những mớ lộn xộn vấn vương. Tôi hiểu vì sao cô ấy lại muốn lặng im để thời gian trôi đi. Bởi vì anh ấy và cô ấy là những kẻ tuyệt đối trong tình yêu, những kẻ để tình yêu-đích thực tìm đến mình thay vì đi tìm kiếm và khư khư giữ gìn những cảm nhận ngỡ là tình yêu.
Continue reading

Categories: Books, Chinese dramas | Tags: , , | 11 Comments

Eternal Sunshine of the Spotless Mind – Ký ức của Lãng quên

Nắng vĩnh cửu lấp lánh ký ức trong ngần.

Cái tựa phim đẹp!

Như thơ.

Và như …tình yêu.

Phim cũng đẹp, dẫu không lấp lánh như nắng soi trên mặt biển trong tiết trời rực rỡ, không bóng bẩy như kim sa óng ánh tà áo giới nghệ sỹ,  không nhoang nhoáng như đèn neon phản chiếu ở cao ốc thương mại sáng choang.

Phim chỉ đẹp ở hình ảnh nồng nàn bềnh bồng con sóng lãng mạn chông chênh,

đẹp ở một chút gió hiu hiu se lạnh chuỗi tình cảm âm ấm ngấp nghé đường về.

Thế đã đủ khiến người xem liêu xiêu, vì say cảm giác đắm mình lại trong những xúc cảm phập phồng nhớ thương người dưng, tất nhiên là người dưng có ngãi một thời quấn quýt bên nhau…

Eternal sunshine of the spotless mind là một khúc hát nội tình, một câu chuyện không mới khi kết hợp và pha phối trong chuỗi tình cảm lãng mạn là những giây phút lừng khừng khi hai người yêu bên nhau. Bởi tình yêu muôn đời vẫn là sự hòa quyện giữa những cảm xúc tương phản, hạnh phúc và khổ đau, để hóa thành một nét hoang mang ma thuật khiến người ta si mê.

Continue reading

Categories: English movies | Tags: , , , | Leave a comment

Broken Flowers : Thinh lặng … tàn phai

Tuổi trẻ dường như chưa bao giờ hết nội dung để các nhà làm phim trên thế giới này khai thác. Họ khai thác trực tiếp thỏa thê mà cũng không thỏa nữa thì họ chuyển qua qua miêu tả bằng cách gián tiếp – thông qua nỗi nhớ về thời hoa mộng đấy, cái ký ức mà mỗi con người chúng ta đều mang theo để vỗ về những trống trãi tự cõi lòng khi có tuổi.

Nỗi nhớ rất ngộ nha, nó bình thường chả là cái đinh gì, bỏ phéng qua một bên để đi kiếm tiền chả thấy mất mát gram mỡ thừa nào , thế mà lâu lâu nỗi nhớ sợ chủ nhân quên nên nó rung lên vài cơn chấn động nho nhỏ nhắc nhớ chủ nhân rằng à, nó vẫn còn tồn tại á nha, lo mà vỗ về đi chứ không nó điên lên nó gây vài trận động đất cho biết thế nào là nhớ nhung. Đấy, khi mà chúng ta quay quắt mong mỏi về một cái gì đó đến độ quên ăn, quên việc chính là lúc nỗi nhớ phun trào dung nham sau những giấc ngủ dài chìm sâu vào lãng quên.

Đời người, đa phần thời gian suy nghĩ là người ta dùng để nhớ, nhớ về lúc nãy, nhớ ngày hôm qua, nhớ tháng trước, rồi nhớ năm xưa, nhớ cái thời xa xăm đã trôi vào thời gian để trở thành quá vãng.

“Đời người” cũng đa phần là để nhớ về “đời người”, nhớ về người con trai hôm nọ, nhớ về người con gái hôm bữa, nhớ về nụ hôn rung động đặt trên môi ai đó, nhớ ánh mắt tha thướt ai đó nhìn ngắm mình như mình là trung tâm của vũ trụ vậy. Người ta nói nỗi nhớ là hạnh phúc đó mấy bạn, mà tôi thấy thật chính xác, được nhớ đã là hạnh phúc, vì cuộc đời chúng ta chẳng hề vô nghĩa dù đôi khi chúng ta hành động rất vô nghĩa, như yêu đương chẳng hạn. Tình yêu bản thân của nó không phải là ý nghĩa, nó chỉ là con đường để tạo nên cảm xúc cho cuộc sống mà thôi.

Với ý nghĩ ấy, tôi không phải là kẻ tôn sùng tình yêu, nhưng tôi là một kẻ yêu tình yêu, yêu sự ương bướng của vật thể hư không ấy, yêu vẻ mong manh khi nó đứng trước những cơn bão của thời gian. Yêu sự lộng lẫy cũng như lúc úa tàn của chuỗi cảm xúc được người đời định nghĩa bằng hai chữ tình + yêu. Yêu cánh hoa lúc rực rỡ nhất. Nhưng cũng yêu lúc cánh hoa tàn tạ vương lại những khoảnh khắc rực rỡ, bởi ta biết đời đâu có vẻ đẹp nào vĩnh cửu, chẳng phải càng đẹp càng chóng tàn hay sao? Chỉ có nỗi nhớ ẩn mình vào hư không mới có thể chống đỡ trước gió bụi thời gian, để rồi vĩnh viễn vương vấn lại chút phong sương của cảm xúc – thứ vẫn hiển nhiên dần trôi đều đặn vào cái gọi là hiện tại của ta.

Continue reading

Categories: English movies | Tags: , , , , | 2 Comments

JIN – Lãng du cùng thời gian

Ở thời này, nhạc thì phải xập xình, phim ảnh thì phải khoa trương. Chỉ cần khán giả hắt hơi xổ mũi một tí thôi là các nhà sản xuất rượt theo thị hiếu lau nước mũi muốn đứt hơi. Phim phỏng là phải có anh kia đẹp trai, chị kia đẹp gái hôn hôn hít hít cho cân môi xứng lưỡi, để vừa lòng để khán giả mơ mộng, hay phải có anh hùng bắn súng đòi công lý, giết chết cái hạng tham nhũng đè dân đen vào nợ vào nần để người ta khoan khoái hy vọng mà sống tiếp.

Không có ai có quyền trách cứ, chứ đừng nói là lên lớp dạy đời nhu cầu giải trí đó, vì đời ai cũng bình đẳng nên nhu cầu giải trí cũng chẳng cần phân cấp sang hèn, cũng cùng một loại mua vui để thư giãn sau ngày làm việc mệt nhọc mà thôi. Người ta đầu tất mặt tối đối diện với cơm áo gạo tiền, với người yêu hay tay chồng lười nhác đêu đểu xem Euro suốt ngày bắt hầu hạ và khoắn đồ đi cúng nhà cái thì thời gian đâu mà ngồi xem phim cho nặng đầu. Văn hóa mỗi thời đều thể hiện trực diện nhất hiện thực xã hội, như bao đời nay vẫn vậy. Ca dao tục ngữ ngày xưa cũng là dạng văn hóa bình dân để người ta mơ người ta mộng, người ta tán tỉnh thề hẹn nhau, Hồng Lâu Mộng trứ danh cũng diễm tình như bao tác phẩm ngôn tình ngày nay đấy, Romeo & Juliet cũng bi thương như bao tác phẩm bi lụy ngày này đó mà, chỉ là gắn bó với nhu cầu giải trí qua thời gian, lưu lại lên lão làng giờ thành kinh điển rồi bao người suy tôn thôi.

Nhưng nếu ai đó thảnh thơi đầu óc một chút thì cũng nhìn ngang liếc dọc để tìm kiếm chút thi thơ, hay hơn nữa là chút trừu tượng của cái gọi là nghệ thuật, đỉnh của văn hóa. Không hẳn đầu óc lúc nào cũng thảnh thơi mới thưởng thức được nghệ thuật, chỉ cần lâu lâu để đầu óc thoát ra khỏi xô bồ và thảnh thơi ngắm không gian lãng đãng sương bay thấm chút hơi lạnh của nghệ thuật thôi. Đời cũng phải có cái này, cái kia để gió thoảng, mây bay thêm hương, thêm vị cho đời thêm mặn mòi, thêm dư âm nhớ thương và dư hương vấn vương.
Continue reading

Categories: Japanese dorama | Tags: , , , | 4 Comments

500 days of Summer: khi trãi nghiệm trễ một nhịp trong suy cảm tình yêu

Đi tìm tình yêu trong tuổi trẻ là một công việc khó khăn khi trái tim chưa nhiều trãi nghiệm. Đi tìm tình yêu ở khoảng thời gian ấy là một công cuộc dò dẫm nhịp đập trái tim với lý trí trong nỗi bơ vơ. Bởi chưa tìm đến điểm dừng của tình yêu nên người ta tìm kiếm tình yêu trong cảm xúc của mình, nhưng đôi lúc lại sợ hãi khi phát hiện ra rằng trái tim đã biết dừng lại để yêu, nhưng điểm dừng đó sẽ không lâu bền vì chính nỗi sợ hãi rồi tình yêu ngày nào đó sẽ phải vỡ tan do những khác biệt. 500 days of summer không phải là một câu chuyện tình yêu, mà là một câu chuyện về hai con người đi tìm tình yêu, ngang qua nhau, tan vào tình yêu của nhau, và họ nhận ra mình đã thật sự  từng yêu khi đã chia tay nhau.
Continue reading

Categories: English movies | Tags: , | 40 Comments

Lost in translation

Lost in translation là những chuỗi tâm lý ẩn hiện của hai con người phương Tây khi vô định trong một khoảng thời gian ngắn ở Tokyo. Góc nhìn của phim nghiêng từ tâm lý phương Tây với nét thể hiện thẳng thắn tìm kiếm lại bản thân trong những khác biệt khi lướt qua cuộc sống của Tokyo.

Bạn cũng biết rồi đấy, văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây có sự khác biệt nên cảm nhận sẽ có khác biệt nếu bạn sử dụng góc nhìn phương Đông hoặc phương Tây để nhận xét. Tuy nhiên bạn sẽ không bắt gặp góc nhìn phương Đông ở bài này, và có lẽ bạn cũng sẽ không bắt gặp phần nhận xét nữa, vì tôi không có ý định thực hiện công việc phân biệt sự khác biệt văn hóa Đông Tây trong bài viết. Tôi chỉ muốn giới thiệu về Lost in translation với cảm nhận đơn giản nhất dưới góc nhìn của hai du khách bất chợt ghé thăm một nơi nào đó bắc cầu bởi một mục đích khác mà thôi. Hai người trong phim thưc hiện chuyến hành trình ngang qua Tokyo với lý do ấy.

Charlotte ngang qua Tokyo với bạn trai vì công việc nhiếp ảnh của anh ấy, còn Bob tạt qua vì công việc người mẫu quảng cáo cho một hãng bia. Chắc rằng nên giới thiệu một chút về họ, Charlotte là cử nhân triết học mới tốt nghiệp, Bob là diễn viên nổi tiếng đã luống tuổi. Họ đến với Tokyo bởi lý do riêng nhưng họ có chung văn hóa, từ đó hiểu cảm nhận chung nhất của nhau trong hoàn cảnh đang trãi qua. Có thể khẳng định phim không có gì lớn xảy ra, mà chỉ là những cảm xúc bâng quơ giữa hai con người xa lạ từ từ xích lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên đó không phải là tất cả, bởi cảm xúc bâng quơ nhất giữa hai con người xa lạ ấy đến đúng lúc bất chợt nhất-khi cả hai đều dành thời gian để suy nghĩ về cuộc đời chính mình. Điều gì đến đôi khi không quan trọng, mà quan trọng là đến lúc nào. Điểm hay của Lost in translation chính là tạo được thời điểm họ đi ngang đời nhau đủ nặng bóng để mỗi người ghi nhớ một cái tên.

Tôi tự hỏi liệu chúng ta có cần biết mỗi người trong họ đang gặp vấn đề gì không? Với ý kiến riêng, tôi nghĩ cụ thể hóa lý do thật sự không cần cho bài viết này, chúng ta đều biết mỗi con người đều có thể gặp một vài vấn đề nào đó, chẳng hạn như tình cảm hay sự nghiệp trong suy nghĩ thường nhật-nếu chúng ta có suy nghĩ. Tất nhiên không cứ luôn phải là vấn đề to tát, chỉ là cảm nhận cuộc sống đang diễn ra có khác những gì mình chờ đợi, và có khác những gì mình cần hay không mà thôi. Tôi tin chắc ai trong chúng ta đều suy nghĩ về điều đó khi cuộc sống đã lần lượt đi sâu vào quỹ đạo thường nhật. Liệu mình đang như thế nào-đang ra sao-có nên thay đổi khi đã đến cuối đường của một hành trình. Chưa nói đến liệu có phải là cuối đường chưa-cố gắng hay mặc kệ thêm một chút nữa để suy nghĩ…?

Ở Lost in translation, trong hoàn cảnh mà thế giới xung quanh hoàn toàn khác mình thì con người chợt dễ dàng nhận ra mình có khác biệt. Chỉ là cái nhìn lướt qua nhưng sự khác biệt đọng lại nhiều suy nghĩ với nơi này khi một người phụ nữ mặc kimono truyền thống bước lên bậc thang cũng có người dìu đi, còn mình và thế giới cũ xung quanh…?

Sâu trong những khác biệt ấy là những câu hỏi lửng lơ khiến chính mình thấy mình đã khác biệt một chút. Nét chính yếu không phải nhận ra khác biệt như thế nào, quan trọng hơn là người ta đã lưu tâm đến khác biệt, lưu tâm đến những khác lạ nơi gần đây nhưng cũng dần nhận biết những khác lạ ở nơi xa kia-một mai sẽ trở về với nó.

Những giờ phút chìm trong niềm vui ngẫu hứng với một người bạn mới khiến cuộc đời bớt tẻ nhạt hơn, khác hơn một chút và rung động hơn một chút. Người ta đối đáp và hành động với người bạn mới đúng phép xã giao của những người chưa quen bao lâu, nhưng người ta cũng có những giây phút cô đơn trong đêm cần một người nói chuyện để đủ mệt mà thiếp đi. Điểm hay trong phim là hai con người lạc lõng ấy đến bên nhau trong những giờ khắc cô đơn an ủi nhau vừa đủ để bớt trống trãi, nhưng phim cũng chỉ dừng lại vừa đủ để họ không say lại một lần nữa trong sự quyến rũ của cô đơn.

Trong Lost in translation không có câu chuyện tình yêu nào xảy ra, tất cả chỉ là những cảm tình sinh ra nơi trái tim cần cảm tình đó mơn man một chút những bất động, ve vuốt một chút những lặng im đã ngủ sâu trong cuộc đời mà thôi. Nụ hôn vội vàng đặt trên môi nhau giữa một người đàn ông và một người phụ nữ giữa con phố Tokyo đông đúc-trong thời khắc sắp chia tay mang đến cảm xúc nhiều hơn gợi lên cảm giác, cảm xúc buâng khuâng lưu luyến-nhưng không tiếc nuối vừa vặn cho những kỷ niệm trọn vẹn sứ mệnh kỷ niệm.

Rồi thời gian sẽ qua, mỗi con người sẽ có những cảm nhận khác nhau theo những hoàn cảnh khác nhau nữa. Nhưng ánh sáng đã lóe lên có sự màu nhiệm riêng mà không dễ dàng mất đi-ánh sáng của cảm xúc được khơi thông tìm đến một mảng mới trong tâm hồn nội tại. Mỗi người khi đi qua một kỷ niệm thì tính cách và thực tế có thể thay đổi hoặc không, nhưng cảm xúc đều đã thay đổi…, đặc biệt hơn khi mỗi chúng ta cảm nhận kỷ niệm đẹp dật dìu đặt nụ hôn lên tâm hồn mình ở nơi ký ức lãng du…

Lost in translation nhẹ nhàng trong khung cảnh Tokyo và Kyoto trầm lắng, lãng đãng trong chất jazz của những chốn vui chơi ngẫu hứng kiểu Tây, cũng lặng lờ trong một chút bơ vơ của du khách đi ngang qua, cùng đó là một chút rung động khi tìm kiếm được sự đồng cảm từ người bạn mới. Cứ như thế Lost in translation như một lời tâm tình đối với khán giả phương Tây khi miêu tả lại hành động tâm lý của con người rất thực, tâm lý có cả sự thoải mái và bực dọc, thậm chí cáu kỉnh cùng cách chấp nhận, giải quyết vấn đề rất đúng kiểu thường nhật của người phương Tây. Đó là một thành công khi miêu tả lại những con người nhất định trong hoàn cảnh nhất định thực đến vậy.

Cũng như Charllote giữ lại chiếc áo khoát cô mượn của Bob như một kỷ niệm, Lost in transition cũng sẽ đem lại cho bạn những kỷ niệm riêng biệt khi chạm vào dòng suy ngẫm của phim, tôi hy vọng thế. Và nếu bạn chú ý sẽ nhận thấy bài viết này có chút khác biệt!

7

Categories: English movies | Tags: , , | 5 Comments

Before Sunset: Chênh vênh vấn vương

Có những lúc cuộc đời bỗng chênh vênh

Chênh vênh như cứ phải chênh vênh

Chênh vênh cho vẹn một lần được chênh vênh,

…hay chênh vênh để biết lòng mình vẫn chưa bình yên…

Paris hôm ấy chênh vênh một chút nắng trên dòng sông Seine lặng lẽ, cũng chênh vênh một chút gió thổi tóc em bay phơ phất khiến nụ cười bỗng dịu vợi. Chắc hẳn đâu cần phải là Paris, chỉ cần những con phố hẹp rất nhỏ ngoằn nghèo để hai người đã có chút yêu nhau đi bên nhau, để những câu nói chạm vào nhau dò thám và tìm hiểu nhịp đập khẽ khàng của trái tim đối phương mà thôi. Một chút dè dặt xã giao, một chút bỡn cợt hài hước và những lời nói dối mênh mang như cái dằn lòng để mọi việc trở nên dễ chịu hơn thay vì lời hờn trách…
Continue reading

Categories: English movies | Tags: , , | 10 Comments

Create a free website or blog at WordPress.com.