Posts Tagged With: fairy

The Tale of the Princess Kaguya

The_Tale_of_Princess_Kaguya-384141472-large

Phải nói rằng rất khó review một tác phẩm mà điểm ấn tượng nhất của nó nghiêng hoàn toàn về mặt hình ảnh như với The Tale of the Princess Kaguya. Sẽ chẳng thể nói đến quá nhiều về nội dung, vốn được dựng lên gần như y nguyên với câu chuyện cổ Nàng tiên trong ống tre, bởi nội dung này vốn đã quen thuộc. Mà lại quá khó để phân tích những điểm tinh tế trong bút họa của Isao Takahata ở bộ phim này, vì để bàn luận đến điều ấy sẽ dẫn chúng ta đi qua góc nhìn hội họa nhiều hơn góc nhìn điện ảnh cần có. Vì thế, tôi muốn review The Tale of the Princess Kaguya bằng tình yêu, tình yêu đủ để Isao Takahata đã dành 14 năm miệt mài để đem đến cho khán giả hiện đại một câu chuyện cổ đúng nghĩa, bằng cả nội dung lẫn hình thức đều đã thu lại vẹn nguyên quá khứ kết tinh nên giá trị truyền thống của Nhật Bản. Continue reading

Categories: Isao Takahata | Tags: , | 1 Comment

Pan’s Labyrinth – Cổ tích rơi nghiêng

Bài này viết để dành tặng cho đội bóng yêu thích nhất của tôi cũng như chính tôi, viết trước khi diễn ra trận chung kết nên không biết kết quả kỳ Euro 2012 này như thế nào. Nhưng cho dù thế nào, tôi cũng muốn viết, muốn tặng cho chính mình những kỷ niệm với Tây Ban Nha, dẫu vui dẫu buồn. Tôi muốn giữ lấy kỷ niệm vì tôi biết chắc rồi một ngày nào đó mình sẽ quên đi, như đã quên đi hằng sa số kỷ niệm trong cuộc đời. Nên cần một vệt son để lại đâu đấy trong những thứ vô tri để chúng giữ hộ kỷ niệm cho trí nhớ đuểnh đoảng của bản thân.

Pan’s Labyrinth được dịch sang tiếng Việt là Mê cung của thần Pan. Nhưng với người Việt chúng ta thì thần Panthần Pan, không hơn không kém. Hình ảnh thần Pan không mang ý nghĩa ẩn dụ như tự bản thân nó đã mang trong nền văn hóa phương Tây. Có đôi chỗ tôi thấy người ta dịch tựa phim là Mê cung thần Nông, một cái tên chuyển ngữ không chuyển tải được nội hàm của tựa phim, dẫu rằng tựa phim mang ý nghĩa quan trọng trong việc định vị dòng chảy lãng mạn đắc địa mà phim mang đến cho khán giả.

Trước tiên có lẽ cần giới thiệu một chút về thần Pan, thần đồng quê của phương Tây. Thần Pan có hình thù nửa người nửa dê, chuyên phụ trách về nông nghiệp. Nhưng ngoài ý nghĩa thần thánh thì gắn liền với vị thần này là truyền thuyết tình yêu lãng mạn đi liền với sự ra đời của Pan flute (sáo quạt). Truyền thuyết thế này, Pan thầm thương trộm nhớ một cô tiên nữ kiêu kỳ tên Syrinx, tất nhiên là sau khi bị thần Eros giương cung bắn thủng tim ^^. Rồi một hôm, Syrinx đi săn bắn trong rừng tình cờ gặp Pan, chàng Pan liền bám theo tỏ tình, nhưng Syrinx sợ hãi hình dạng quái dị của Pan nên bỏ chạy, khi chạy đến bờ sông thì cô cầu cứu thần sông, thần sông chấp nhận nên biến cô gái thành một cây lau sậy. Khi Pan đuổi đến nơi thì người con gái chàng thầm thương chỉ còn là một cây sậy run run trong gió, quá thương tiếc nên Pan ôm cây sậy vào lòng và tạo nên loại nhạc cụ ngân nga những khúc ca mục đồng du dương, người đời lưu truyền rằng tiếng sáo quạt nỉ non ấy chính là tiếng ca lòng của Pan cho tình yêu mãi còn dang dở. Truyền thuyết trên chứng tỏ hình tượng lãng mạn của vị thần Pan mà phim hướng đến, bởi thần Pan là hình ảnh văn học biểu tượng cho phong trào lãng mạn ở châu Âu, sự lãng mạn khoáng đạt bay bỗng trong công cuộc tìm kiếm cái đẹp của lòng người.


Continue reading

Categories: Personal entries, Spanish movies | Tags: , , | 1 Comment

Create a free website or blog at WordPress.com.