Posts Tagged With: 8

Like Father Like Son ?

LFLS

Like Father Like Son là một phim viết về cách người ta đối diện với tình cảm của chính mình khi bị đặt vào trạng thái “rủi ro” trên trời rơi xuống. Một người cha đang nuôi nấng đứa con trai 6 tuổi với tất cả kỳ vọng thì bỗng biết rằng đứa con trai ấy chẳng phải con ruột của mình. Một vố đau, bất ngờ và đầy bàng hoàng vì lòng ghen tỵ nhảm nhí của một cô y tá ất ơ.

Và cho dù lý do ất ơ như thế nào thì sự thật vẫn là sự thật. Đứa con đẻ của mình thì được thả rông trong gia đình bình dân, trong khi đứa con mình ôm ấp nâng niu thì không phải giọt máu của mình. Đau, đặc biệt với người ưa kế hoạch hóa cuộc đời. Hằn học, tất nhiên, tức tối, có lẽ. Đối với những con người đặt sức ép vào kỳ vọng tương lai thì khi kế hoạch bị vỡ sẽ khiến cho người ta nổi điên lên. Người cha đã như thế, muốn quản lý tham vọng của mình, muốn cả đứa con trai ruột nhưng cũng muốn cả đứa con đã nuôi dưỡng.

Đời, không được phép tham lam như thế. Thế nên đành phải lựa chọn, và cách lựa chọn tối ưu là theo nguyên tắc sinh học, giọt máu của ai trả về cho người đó, con cái có thể “đào tạo” lại được. Quy tắc xác định cha mẹ như thế là đúng đắn nhất, khỏi cãi. Thế mà, tình cảm thì nào có chuyện đúng-sai? Continue reading

Categories: Koreeda Hirokazu | Tags: , | Leave a comment

Tèo rồi một giấc mơ bay….

Lâu lâu viết một bài với một cái tựa trống hoắc.

Viết kiểu tê tê cho văn nó phê.

Cho đời nó mê.

Cho tình nó … khê. Continue reading

Categories: English movies | Tags: , | 3 Comments

The Killer – Bắn trả nợ tình thương, bắn đòi nợ anh hào

Ngô Vũ Sâm, dạo này người ta gắn tên anh với Xích Bích là phần nhiều. Nhưng với tôi, tôi chẳng mê phim mấy anh già làm bao giờ (Xích Bích được anh Ngô làm khi đã hơn 60), vì mỹ vị không hợp gu thẩm mỹ của tôi, xem thấy không khoái, thấy mỗi cái hoành tráng. Tuy cũng đáng xem nhưng thẩm mỹ thể hiện thì chỉ là xem giải trí, may là gu của anh Ngô không diêm dúa như gu dát vàng chóe chóe của anh Trương Nghệ Mưu, phim của anh Ngô cái hay vẫn còn, chỉ là giảm bớt đi sự tinh túy lúc nghiệp đạo diễn thăng hoa nhất để dựng nên những tác phẩm oanh oanh liệt liệt đi vào lòng người.

Thú thật, đạo diễn cũng là kinh doanh, đều phải chìu theo thị hiếu cả, thời nào làm phim thời nấy chứ không thể để vẻ đẹp bất di bất dịch trên lầu son gác tía được. Nhưng trên quá trình thay đổi ấy, vẻ đẹp có thể phát triển hơn hay lụi tàn đi là tùy theo thẩm mỹ quan khác nhau. Cái gu đưa Ngô Vũ Sâm lên đỉnh cao sự nghiệp đặt trong quá khứ thì là hoàng kim hoàng huy, còn nếu đặt vào thời đại bây giờ sẽ bị coi là “cổ điển” hoàng hôn. Nhưng với con mắt nhìn lại quá khứ, đặt bộ phim lên những giá trị cảm xúc thì tác phẩm hay chả bao giờ bị lỗi thời (aka: cổ điển) cả, bởi vì cảm xúc luôn sống động trong ta nếu được khơi lên đúng trọng điểm, ai bắt nhịp được ý tưởng thì sẽ cảm nhận được chiều sâu của tác phẩm đã để lại thời gian.

Nghe bài nhạc lấy cảm hứng rồi chuyển tông viết tiếp.

Continue reading

Categories: Chinese movies | Tags: , , | 4 Comments

Eternal Sunshine of the Spotless Mind – Ký ức của Lãng quên

Nắng vĩnh cửu lấp lánh ký ức trong ngần.

Cái tựa phim đẹp!

Như thơ.

Và như …tình yêu.

Phim cũng đẹp, dẫu không lấp lánh như nắng soi trên mặt biển trong tiết trời rực rỡ, không bóng bẩy như kim sa óng ánh tà áo giới nghệ sỹ,  không nhoang nhoáng như đèn neon phản chiếu ở cao ốc thương mại sáng choang.

Phim chỉ đẹp ở hình ảnh nồng nàn bềnh bồng con sóng lãng mạn chông chênh,

đẹp ở một chút gió hiu hiu se lạnh chuỗi tình cảm âm ấm ngấp nghé đường về.

Thế đã đủ khiến người xem liêu xiêu, vì say cảm giác đắm mình lại trong những xúc cảm phập phồng nhớ thương người dưng, tất nhiên là người dưng có ngãi một thời quấn quýt bên nhau…

Eternal sunshine of the spotless mind là một khúc hát nội tình, một câu chuyện không mới khi kết hợp và pha phối trong chuỗi tình cảm lãng mạn là những giây phút lừng khừng khi hai người yêu bên nhau. Bởi tình yêu muôn đời vẫn là sự hòa quyện giữa những cảm xúc tương phản, hạnh phúc và khổ đau, để hóa thành một nét hoang mang ma thuật khiến người ta si mê.

Continue reading

Categories: English movies | Tags: , , , | Leave a comment

Hodejegerne – Nào ta cùng “săn đầu người”

Săn đầu người hiểu theo nghĩa bóng là săn nhân tài, mà hiểu theo nghĩa đen thì là săn mạng. Nói chứ khi được săn thì dù là cái gì thì cũng háo hức và hào hứng cả, trừ khi bị đi săn thì không vui lắm thôi, nhiều khi sợ tè ra quần chứ chẳng chơi…

Hodejegerne là phim Nauy, sản xuất năm 2011 nói về săn đầu người. Khi xem xong phải công nhận tụi làm phim Châu Âu sáng tạo, nó quất cho cái tựa Hodejegerne (headhunter) là tụi nó tả đủ đen đủ bóng của sự săn đầu người luôn, gọi là chơi chữ thì phải chơi cho đủ nghĩa, như dân Ta thường nói chơi cho lịch mới là chơi, chơi cho đài các, cho người biết tay*. Nội dung chính của phim viết về Roger Brown, một thằng chuyên “săn đầu người” bị “săn đầu người”. Phim hồi hộp, giật gân và tương đối máu me với cuộc rượt đuổi sắc bén rất rất phù hợp cho những ai yêu cảm giác ly kỳ pha chút rùng rợn. Vấn đề tôi khoái nhất ở Hodejegerne chính ở cách dàn dựng hồi hộp nhưng chậm rãi, cảm giác khi được xem những phim có chút thriller kiểu này thích thú như lúc vờn con mồi vậy. Người xem phải chú ý xem những diễn tiến chẳng đâu vào đâu, chú ý những chi tiết bâng quơ xằng xí nào đó tưởng nó chết tong chết toi ở đoạn đầu thì đoạn sau nó sống dậy mang đến những thủ thuật giải quyết vấn đề, nhiều khi lật ngược thế cờ, quá thông minh khiến khán giả ngã ngữa ra suýt xoa. Dòng phim trinh thám vốn dĩ có cái hay ở điểm đấy, hay ở những câu thoại chẳng ăn nhập gì, hay ở những chi tiết chẳng ra sao. Vậy đó mà tất cả lại tạo nên những mấu chốt ráp lại vấn đề một cách trơn tru.
Continue reading

Categories: European movies | Tags: , , | 4 Comments

Intouchables – Nghệ thuật của sự giản dị

Khó có thể miêu tả trọn vẹn sự giản dị. Bởi giản dị là một giá trị chân phương chỉ để cảm nhận chứ chẳng phải để vẽ vời. Và khó là bởi đối với tôi, tôi sợ mình đánh mất đi bản chất của sự giản dị khi miêu tả về nó, vì tôi biết giọng văn và trãi nghiệm của bản thân không đủ giản dị để viết về sự giản dị-thật sự. Nhưng bởi vì muốn viết về Intouchables, một bộ phim được biểu đạt vô cùng giản dị kể về những con người dường như đứng bên rìa xã hội hòa nhập với nhau, nên tôi vẫn cứ viết về sự giản đị như cách tôi vốn dĩ cảm nhận…

Tuy nói Intouchables giản dị, nhưng vẫn xin lưu ý bạn đọc rằng phim mang trong mình một tư tưởng nhân văn có chiều sâu chứ không phải là một bộ phim viết về những cảm giác đơn giản – nho nhỏ, dễ thương, đơn thuần mà văn học hiện nay thường nhắc đến như một sự giản dị gì đó. Bởi vì sao? Vì nội dung phim miêu tả về tình người và cách con người đối diện, hòa nhập với cuộc sống trong nghịch cảnh. Tư tưởng không đơn giản đúng không? Một ông da trắng gọi là tương đối già, góa vợ nhưng giàu có sống một cuộc đời bị toàn thân bất toại. Ông sống cuộc đời tương đối là hàn lâm – êm đềm và tĩnh lặng thưởng thức nghệ thuật hội họa và âm nhạc giao hưởng. Ngược lại một thanh niên da màu bình thường (aka đủ 2 tay, 2 chân) nhưng sống lông bông, vô tích sự chẳng kiếm được cắc nào cho mẹ nó với lũ em đóng tiền thuê nhà. Phim kể về quá trình tương tác giữa hai con người ấy khi họ tìm kiếm phần khiếm khuyết của bản thân đã bị quên lãng trong cuộc đời. Kể như vậy để nói rằng nội dung của Intouchables không hề đơn giản, nhưng toàn bộ phim lại giản dị đến bất ngờ. Bởi phim được dàn dựng giản dị nhưng sắc nét, và bởi vì phim hướng đến những giá trị giản dị – một thứ gì đó đơn sơ sâu lắng đọng lại trong tâm hồn.
Continue reading

Categories: French movies | Tags: , , , | Leave a comment

Ne le dis à personne – Tình còn sau những lững thững chơi vơi

Yêu có phải là một định nghĩa nôn nao buồn?

Đằng đẳng chờ đợi để rồi vô vọng trông ngóng về một bóng hình hư ảo như sương khói. Người xa xăm rồi mà vẫn dõi mắt ngóng theo con đường dài hun hút. Khi ra đi có men theo con đường hun hút ấy không người? Để ta có thể mường tượng chiếc bóng lặng lẽ sải bước ngang hàng cây!

Tình yêu là triệu cánh hoa hồng, cứa trái tim rỉ máu nhức buốt.

Tình yêu là nỗi đau âm ỉ, vì mất người, mãi mãi.

Rồi đây làm sao để ta thấy người những lúc nhớ người?

Ta vồ lấy ngấu nghiến nỗi nhớ vì sợ sẽ quên đi mất gương mặt, hình dáng thân thuộc đã từng như chính mỗi hơi thở.

Đừng đi, trái tim thầm thì khi người đã đi mất rồi!!!
Nhưng ta chẳng níu người, ta phải để người đi thôi, vì ta biết người phải đi.

Hư không có phải đây chăng? Vì không có người nên thành hư không đấy.

Mà đâu phải hư không! Vì hư không không biết buồn, nhưng ta vẫn thấy tim mình ê buốt, do người chẳng còn ở bên ta.

Tình yêu như giấc mộng đầy mà ta chìm đắm trong hoang mang. Vui một thoáng đấy để rồi quay quắt cả một một thời…

Tình yêu như rượu,

càng ngon,

càng muốn uống,

thì lại càng say.

Mộng mị choáng ngợp những mơn man hư ảo,

ve vuốt những viễn tưởng xa xăm,

và ôm ấp những nỗi đau ngọt ngào.

Mấy khi ta lại được yêu một lần nữa, mãnh liệt như ta đã từng yêu?

Mãnh liệt như ta đã chờ người vô vọng trong những đêm dài.

Mãnh liệt như lúc trái tim muốn nổ tung vì nhớ mỗi nụ cười của người.

Và mãnh liệt như lúc ta muốn ngấu nghiến bờ môi vì ánh mắt người nồng nàn.

– Không bao giờ còn có thể! Vì ta biết thời gian đã phong hóa hai con tim.

Ta và người đã không còn là ngày xưa.

Không còn nông nổi nên cũng không còn nồng nàn.

Không còn hờn giận nên chẳng còn yêu thương.

Vì thế,

ta, với người chỉ còn chung nhau nỗi nhớ.

Đành lặng lẽ dành những nồng nàn nhất ẩn sâu trong những tầng ánh nhìn, gởi những nhớ nhung sâu trong thăm thẳm hờ hững mà thôi.

Tình yêu đã mất đi dễ dầu gì có thể tìm lại! Có thể tình cảm giữa chúng ta không đủ lớn, hay tình cảm của chúng ta đủ sâu để hiểu rằng mất nhau là chuyện sớm muộn, vì cả hai yêu nhau nhưng tin vào bản thân mình nhiều hơn người kia.

Mất đi tình yêu giữa lúc cảm xúc cuồng nhiệt nhất là một vết thương dường như chẳng bao giờ lành, vì dù ta biết mình vẫn còn yêu nhau, nhưng em không muốn nhường và anh đã thôi kiên nhẫn, em kiên cường và anh mạnh mẽ nên đã không sợ làm đau lòng nhau, anh mở lời “hết cách rồi, xa nhau đi”, em thì gật đầu cố dửng dưng đồng ý.

Thế là xa nhau thật, đằng đẳng gần chục năm trời mà chẳng thể nào quên.

Tình yêu như trò đùa,

đùa thì vui,

hết đùa thì buồn.

Cũng may là dù buồn, dù vui thì hai người vẫn đủ hiểu chút tình đùa lững thững ấy đã vượt chiều sâu…

Continue reading

Categories: French movies | Tags: , , , | 6 Comments

La vita è bella – Đời vẫn đẹp nếu ta còn hy vọng

Cuộc đời vẫn đẹp là câu nói thì dễ, làm thì vô cùng khó, bởi con người không biết phải nhủ lòng bao nhiêu để thẩm thấu cuộc đời qua niềm lạc quan nếu phải ngập ngụa giữa những lúc đen tối nhất. Chẳng nói xa xôi, cuộc sống bây giờ người ta thường than vãn bi ai những nỗi khổ đâu đâu mà nhiều khi tôi không cảm nhận được, có lẽ một phần do tính cách tôi vốn lạnh lùng, nhưng một phần là do mấy nỗi bi ai bây giờ đa phần cũng vớ vỉnh. Bạn cứ xem người ta quỳ lạy, hôn ghế mấy vị thần tượng mà tôi chỉ muốn lao vào túm đi vào … trại tập trung bỏ đói bỏ khát để thức tỉnh tình yêu tình iếc rững mỡ dư thời giờ quá đâm bệnh hoạn. Tôi tôn trọng tuổi trẻ của người khác, nhưng với điều kiện là bản thân người đó phải tự trọng trước đã, còn khi người ta đã không biết tự trọng thì tôi chẳng rỗi để tôn trọng làm gì.

Đôi lúc tôi tự hỏi vì cuộc đời chúng ta đẹp quá rồi nên chúng ta lại bôi đen cho nó u ám bớt đi chăng? Cuộc sống bây giờ trớ trêu đúng là như vậy đó, đời ai xấu thì mới phải lo gầy dựng, còn đời ai đẹp thì phần đông cứ phải phá phách hoặc gây hại để chứng tỏ bản thân. Phải lo cảnh báo, giáo dục vệ sinh học vụ để trưởng thành á, ui dzời, thế giới bây giờ, Việt Nam bây chừ dân chả thiếu, để tụi đấy nhiễm khuẩn từ đít thần tượng chết phức cho rảnh đất nói nhiều làm gì. Rảnh đất để những con người muốn sống được sống, được cống hiến, được tận hưởng và yêu kiều cuộc đời. Tư tưởng Phát xít quá phải không, mà tôi đang viết về một phim phản Phát xít đấy, bởi vì phản Phát xít nên mới phải phát xích bài xích thứ mầm mống phát xích trong lòng người – rững mỡ quá mới suy nghĩ bệnh hoạn, thứ bệnh hoạn phá hoại cuộc sống.

Tôi hận chủ nghĩa Phát xít, dù chẳng hiểu nhiều về nó, có bị đá vào thời Phát xít đâu mà hiểu. Tôi chỉ biết mình hận sự bất công của chủ nghĩa Phát xít áp vào người Do Thái, hận sự tàn ác của quân Đức đã giết triệu triệu người chết oan uất chỉ vì tư tưởng bệnh hoạn của Hitler. Tôi hận bởi vì tôi yêu những con người phải chống chọi với cuộc đời để sống, để tin và để hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Có lẽ không nên lấy tình yêu để bao biện cho lòng thù hận vẩn vơ của mình, nhưng hiện thực không thể phủ nhận là có yêu nên mới có hận, có thích nên mới có ghét, thế nên cũng đành nhờ tình yêu bao biện cho tâm lý của bản thân.

Đối với tôi kỳ thị không phải luôn luôn là một vấn đề xấu, bởi cái xấu cần được kỳ thị, thật sự đấy, nhưng tôi không hiểu sao người ta lại kỳ thị “danh từ”, như Phát xít Đức kỳ thị dòng giống Do Thái, một danh từ bị ám thị những tính từ Hitler ám ảnh vào. Tôi có kỳ thị, qua thời gian chẳng biết đúng sai, nhưng đến bây giờ vẫn tin mình đúng. Tôi luôn kỳ thị vài tính từ và những gì dính vào những tính từ đó. Ví dụ như đã nói ở trên đấy, tôi kỳ thị “phi tự trọng”, và tôi hy vọng nhiều người cũng sẽ kỳ thị những tính từ như tôi, nhưng tôi cũng hy vọng người ta đừng đồng hóa tính từ vào một quần thể danh từ rồi mắc vào cái bẫy giữa số nhỏ và số đông, cái bẫy mà Hitler bị sụp để rồi gây ra những tan thương chất chồng lên số phận của người Do Thái – những con người có ưu có khuyết như chính những người da trắng, những người da vàng, có sự tương đồng và dị biệt với mỗi con người chúng ta. ( Và vì thế cũng xin đừng đồng hóa một số fan thần tượng phi tự trọng thành tất cả các fan có thần tượng)

La Vita è Bella (tên tiếng Anh: Life is beautiful) là một bộ phim viết về người Do Thái, về cuộc đời, về tình yêu, niềm tin và hy vọng trong đêm đen lịch sử của người Do Thái nói riêng, nhân loại nói chung. Tôi yêu La Vita è Bella không phải vì miêu tả thảm sát nặng nề, mà tôi yêu bởi vì La Vita è Bella miêu tả lại hạnh phúc thăng hoa trong đêm giông bão, như yêu khoảnh khắc cổ tích chợt nở hoa. Tôi yêu chất lãng mạn hóm hỉnhRoberto Benigni đã phả vào không gian lịch sử u tối đó – nơi trại tập trung tang tóc cốt chất đầy sân. Có thể sự lãng mạn ấy không thực nhưng tôi vẫn yêu nó, yêu sự dung dị của lãng mạn, yêu sự hư ảo của lãng mạn, yêu sự gần gụi của lãng mạn mà phim miêu tả. Và như thế có thể khẳng định La vita è bella là một phim phản chiến có khuynh hướng lãng mạn, không gian lãng mạn rung động xoa dịu sự rúng động từ thông điệp phản chiến điêng điếng trái tim.
Continue reading

Categories: European movies | Tags: , , , , | 2 Comments

Create a free website or blog at WordPress.com.